Thứ bảy, 10/05/2025 08:17 (GMT+7)
Thứ bảy, 04/12/2021 19:56 (GMT+7)

TP.HCM: Người dân mong sớm thoát khỏi những 'dòng kênh thối'

Theo dõi KTMT trên

Người dân sống ven bờ kênh TP.HCM mong chờ cơ quan chức năng sớm triển khai kế hoạch chỉnh trang, di dời theo kế hoạch đã đề ra để giúp người dân thoát khỏi những "dòng kênh thối".

Trời mưa nước thối ngập vào nhà

Đầu tháng 12/2021, trò chuyện với PV Tạp chí điện tử Kinh tế Môi trường trước kế hoạch chỉnh trang, di dời các hộ dân sóng ven kênh, rạch ô nhiễm, chị Vũ Thị Thúy (48 tuổi), người dân sống gần khu vực kênh Hy Vọng (Q.Tân Bình) tỏ ra phấn khởi.

Chị Vy cho biết, đến thời điểm hiện tại, chính quyền địa phương đã có phổ biến về việc di dời, cải tạo lại bờ kênh này. Những hộ gia đình xung quanh đều ủng hộ và mong muốn có thể nhanh chóng cải tạo lại dòng “kênh thối”.

TP.HCM: Người dân mong sớm thoát khỏi những 'dòng kênh thối' - Ảnh 1
Chị Nguyễn Thị Kim Liên (52 tuổi), sinh sống gần khu vực rạch Xuyên Tâm (Q.Bình Thạnh,TP.HCM) mong muốn các dòng kênh trên địa bàn sớm được chỉnh trang, cải tạo để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.

“Cứ tới mùa mưa thì nước bẩn dưới kênh dâng lên, ngập vào tận trong nhà. Người ta xả rác thải xuống đấy nên nước bị ô nhiễm, bốc mùi hôi thối và tập trung nhiều muỗi. Hi vọng phía chính quyền có thể sớm cải tạo để dòng kênh trở nên sạch sẽ, đảm bảo sức khỏe của người dân quanh khu vực này”, chị Thúy chia sẻ thêm.

Trái ngược chị Thúy thì tâm trạng chị Nguyễn Thị Kim Liên (52 tuổi), người sinh sống gần khu vực rạch Xuyên Tâm được hơn 50 năm cho hay, địa phương đã có cuộc họp để thông tin việc di dời từ lâu và đã thực hiện di dời một số hộ dân từ giai đoạn trước. Tuy nhiên, ở giai đoạn hiện tại vẫn chưa có bất kì hoạt động cải tạo nào.

Chương trình trọng điểm nhưng đang chậm triển khai

Theo kế hoạch mà Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình ban hành hồi tháng 11/2021, từ nay cho đến năm 2025, TP.HCM sẽ triển khai 65 dự án cải tạo kênh, rạch, di dời 20.300 căn nhà trên và ven kênh, rạch theo 2 loại chính: Dự án thuộc vốn ngân sách và dự án vốn ngoài ngân sách.

Kế hoạch chỉnh trang, phát triển đô thị của TP.HCM sẽ được chia thành 3 nhóm. Cụ thể, nhóm 1 sẽ bao gồm 3 dự án trọng điểm, quy mô di dời rơi vào khoảng 3.220 căn nhà với tổng số vốn đầu tư dự kiến 12.530 tỉ đồng. Nhằm giải quyết cho nhu cầu thoát nước, cải thiện môi trường có kết hợp di dời nhà trên và ven kênh rạch để chỉnh trang đô thị.

Tính đến hết năm 2020, TP.HCM mới di dời được gần 3.000 hộ gia đình, đạt tỉ lệ 12,4%. Chương trình trọng điểm gần như giậm chân tại chỗ nhưng tổng kinh phí ngân sách TP.HCM dự kiến cho chương trình ở nhiệm kỳ mới này đã “kịp” đội thêm hơn 6.000 tỉ đồng, từ 22.000 tỉ đồng lên hơn 28.400 tỉ đồng.

TP.HCM: Người dân mong sớm thoát khỏi những 'dòng kênh thối' - Ảnh 2
Ô nhiễm nặng nề tại rạch Xuyên Tâm.

Theo một số hộ dân gần khu vực các dòng kênh, việc di dời bị chậm trễ là do thiếu chi phí đền bù và các nhà đầu tư lớn không còn khả năng tiếp tục dự án do những lý do riêng. 

Ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho hay, nguyên nhân dự án chậm tiến độ do gặp phải khó khăn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Phần lớn là các hộ có diện tích mặt đất rất nhỏ, lấn chiếm trên mặt nước. Ngoài ra, việc di dời bằng vốn xã hội hóa gặp nhiều khó khăn về thủ tục giấy tờ. 

Đặc biệt hình thức hợp tác công - tư hiện vẫn còn trục trặc, trong khi hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) hiện đã bị tạm dừng. Điều này khiến việc kêu gọi đầu tư khó khăn dù TP đã nỗ lực rất lớn.

Huỳnh Mai

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM: Người dân mong sớm thoát khỏi những 'dòng kênh thối'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới

Vì sao xăng vẫn "gánh" hai loại thuế, phí?
Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng khẳng định, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt và phí bảo vệ môi trường với xăng là phù hợp với định hướng giảm phát thải mà Việt Nam cam kết tại COP26.
EVN lý giải lý do tăng giá điện 4,8%
Theo thông tin từ EVN, quyết định tăng giá điện lần này được đưa ra sau quá trình cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố về biến động chi phí đầu vào, chẳng hạn như giá than và khí để sản xuất điện, cũng như gánh nặng chi phí điện đối với người dân và doanh nghiệp.