Thứ năm, 02/05/2024 04:41 (GMT+7)
Thứ bảy, 22/01/2022 10:00 (GMT+7)

Tonga nhận viện trợ quốc tế sau thảm họa kép

Theo dõi KTMT trên

Thảm họa khép tàn khốc tại Tonga đã gây thiệt hại nặng nề. Ngoài cung ứng đồ cứu trợ khẩn cấp, cả Úc và New Zealand đều cam kết sẽ hỗ trợ tài chính khẩn cấp cho Tonga.

Nhiều tàu và máy bay chở hàng cứu trợ sẽ đến Tonga trong những ngày tới, nhằm đáp ứng lời kêu gọi hỗ trợ khẩn cấp từ quốc đảo Thái Bình Dương vừa trải qua thảm họa núi lửa phun trào và sóng thần kinh hoàng.

Theo Al Jazeera, các chuyến bay đầu tiên từ Australia và New Zealand ngày 20-1 đã hạ cánh xuống Tonga, mang theo nguồn cung cấp nước sạch, cũng như các thiết bị liên lạc và máy phát điện. Ngoài ra, một tàu HMNZS Aotearoa của New Zealand chở 250.000 lít nước và có thể sản xuất 70.000 lít mỗi ngày thông qua một nhà máy khử muối, dự kiến sẽ đến Tonga vào ngày 22-1.

Hai máy bay C-130H của Nhật Bản chở hàng viện trợ, bao gồm cả nước, cũng rời căn cứ không quân Komaki ở tỉnh Aichi đến Tonga trong cùng ngày.

Tonga nhận viện trợ quốc tế sau thảm họa kép - Ảnh 1
Sóng thần sinh ra từ vụ phun trào núi lửa ở Tonga có sức tàn phá lan khắp Thái Bình Dương. (Ảnh: Anadolu Agency)

Trước đó, phát biểu họp báo, người phát ngôn Liên hiệp quốc Stephane Dujarric cho biết, Tonga đã yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp và cơ quan này đang liên hệ chặt chẽ với các nhà chức trách quốc gia trên. Khoảng 60.000 người đã bị ảnh hưởng do các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt bị thiệt hại vì tro bụi, xâm nhập mặn và nguy cơ xảy ra mưa axít. Ngoài ra còn có các báo cáo về tình trạng thiếu nhiên liệu.

Hàng trăm ngôi nhà trên các hòn đảo nhỏ của Tonga bị phá hủy sau khi núi lửa phun trào lớn vào cuối tuần qua đã kích hoạt sóng thần tràn qua quần đảo, nơi sinh sống của 105.000 người.

Cơ quan Chữ thập đỏ cho biết nước biển do sóng thần và tro bụi núi lửa đã ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt cung cấp cho người dân trên đảo.

Bà Katie Greenwood thuộc Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ nhấn mạnh: "Đảm bảo tiếp cận với nước uống an toàn là ưu tiên quan trọng ngay lúc này. Vì nguy cơ mắc các bệnh như tả và tiêu chảy đang gia tăng".

New Zealand cho biết Tonga, một trong một vài quốc gia hiện không có ca Covid-19 trên thế giới, đã đồng ý nhận 2 tàu cứu hộ của nước này, bỏ qua những lo ngại về việc có thể nhập khẩu Covid-19.

Ông Simon Griffiths, thuyền trưởng tàu Aotearoa của New Zealand, cho biết con tàu của ông chở theo 250.000 lít nước và đồ cung ứng khác. Con tàu cũng có khả năng sản xuất 70.000 lít nước mỗi ngày.

Quốc đảo Tonga có 176 hòn đảo, 36 trong số đó có người sinh sống. Sân bay chính của Tonga, sân bay quốc tế Fua'amotu không bị thiệt hại do sóng thần nhưng bị bao phủ bởi tro bụi và phải được dọn sạch bằng tay. Một quan chức Tonga cho biết có thể các chuyến bay viện trợ từ New Zealand và Úc sẽ bắt đầu vào ngày mai, 20-1.

Thủ tướng Úc Scott Morrison đã nói chuyện với Thủ tướng Tonga Siaosi Sovaleni và cho biết hai máy bay Hercules đã sẵn sàng mang đến Tonga các thiết bị viễn thông và đồ tiếp tế nhân đạo. Một chiếc tàu hải quân của Úc cũng đang chuẩn bị khởi hành từ cảng Brisbane với thiết bị lọc nước và các nguồn cung cấp nhân đạo bổ sung.

Ngoài cung ứng đồ cứu trợ khẩn cấp, cả Úc và New Zealand đều cam kết sẽ hỗ trợ tài chính khẩn cấp cho Tonga.

Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ đã phê duyệt khoản hỗ trợ ngay lập tức 100.000 USD cho Tonga. Nhật Bản cho biết họ sẽ cung cấp hơn 1 triệu USD viện trợ cũng như nước uống và thiết bị để dọn tro.

Giáo sư Cronin thuộc Đại học Auckland và chuyên gia sóng thần Emily Lane thuộc Viện Nghiên cứu Nước và Khí quyển Quốc gia New Zealand cho biết lớp tro thoát ra từ núi lửa và phủ lên Tonga có tính axit nhưng không độc. Ông khuyên người dân ở Thái Bình Dương rằng họ vẫn có thể uống nước bị tro rơi vào, dù lượng nước này sẽ có tính axit và mặn hơn.

Theo ông Cronin, trong trường hợp nước trở nên khan hiếm, uống nước nhiễm tro vẫn tốt hơn so với các nguồn nước đọng, vốn có thể là nơi sinh sôi của vi khuẩn gây bệnh.

Những vụ phun trào núi lửa khổng lồ đôi khi có thể gây ra hiện tượng nguội lạnh tạm thời trên toàn cầu do sulfur dioxide được bơm vào tầng bình lưu.

Tuy nhiên, sau đợt phun trào núi lửa ở Tonga, các phép đo vệ tinh ban đầu cho thấy lượng sulfur dioxide thải ra sẽ ảnh hưởng không đáng kể đến việc làm mát trên phạm vi toàn cầu. Giáo sư Alan Robock thuộc Đại học Rutgers cho biết mức chênh lệch nhiệt độ chỉ rơi vào khoảng 0,01 độ C.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tonga nhận viện trợ quốc tế sau thảm họa kép. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ngày 2/5: QUỐC HỘI HỌP BẤT THƯỜNG XEM XÉT CÔNG TÁC NHÂN SỰ
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền. Kỳ họp sẽ diễn ra trong buổi chiều 2/5/2024 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Ngày vui thống nhất non sông
Chỉ có thống nhất Việt Nam mới có thể giàu mạnh, chỉ có thống nhất nhân dân mới có cuộc sống Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!
Hướng về mảnh đất Điện Biên anh hùng
Những ngày này, cả nước đang hướng về mảnh đất Điện Biên anh hùng. 70 năm qua, dấu ấn chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu vẫn còn hiện rõ trên mảnh đất miền Tây Bắc này.

Tin mới

Hải Dương: Rộn ràng pháo đất Ninh Giang
Pháo đất từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Ninh Giang (Hải Dương). Nhất là cứ mỗi độ hè sang, tiếng pháo lại âm vang, rộn rã khắp mọi miền quê.