Nhà máy tích hợp xử lý và tái chế rác thải rắn Vietstar tại khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc, huyện Củ Chi đi vào hoạt động mà không cần phân loại rác tại nguồn là tín hiệu đáng mừng cho kế hoạch chuyển đổi công nghệ xử lý rác của TP.HCM.
Rác thải không còn là nỗi lo trong tương lai?
Ngày 16/5/2021, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình cùng lãnh đạo một số Sở, ngành trên địa bàn đã tham dự lễ khánh thành giai đoạn 1 Nhà máy tích hợp xử lý và tái chế chất thải rắn Vietstar tại khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc, xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi.
Ông Ngô Như Hùng Việt - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vietstar cho biết, Nhà máy tích hợp xử lý và tái chế chất thải rắn mà đơn vị làm chủ đầu tư là bước xây dựng kế hoạch môi trường thông minh cho TP.HCM trong lĩnh vực rác thải.
Để đáp ứng nhu cầu cấp bách về đổi mới công nghệ, gia tăng công suất tái chế và đốt rác phát điện không chôn lấp, Công ty cổ phần Vietstar tự nguyện và đang mạnh dạn phát huy kế hoạch cải tiến nhà máy. Nhà máy tích hợp phân loại và tái chế rác thải Vietstar khánh thành.
Trong đó, cải tiến hệ thống phân loại và tái chế không cần chờ phân loại tại nguồn, dùng 100% thiết bị mới để tăng công suất. Hệ thống khép kín không phát tán mùi hôi. Đồng thời, phân hữu cơ và nhựa tái chế được phân phối khắp cả nước.
Trong năm 2021, Vietstar thực hiện thay thế các dây chuyền phân loại rác hiện tại bằng cách lắp đặt mới 5 dây chuyền phân loại rác, mỗi dây chuyền có công suất 1.200 tấn/ngày. Nếu được phép, sẽ tăng công suất xử lý lên 8.000 – 10.000 tấn/ngày vào năm 2023.
Giai đoạn 1 của Nhà máy tích hợp xử lý và tái chế chất thải rắn Vietstar là bước đệm cho giai đoạn 2 để Công ty xây dựng và lắp ráp hệ thống đốt rác phát điện (WTE) với công nghệ hiện đại đang được áp dụng cho hơn 1.500 nhà máy trên toàn thế giới để xử lý rác không tái chế được từ hệ thông phân loại và tái chế của giai đoạn 1.
Hệ thống WTE cũng hoàn toàn khép kín và không phát tán mùi hôi. Dự kiến, sau khi được cơ quan chức năng cấp giấy phép xây dựng, giai đoạn 2 của nhà máy sẽ hoàn thành vào cuối năm 2022. Khu vực tiếp nhận và phân loại rác được cho là không cần phân loại rác tại nguồn của Nhà máy.
Mở ra hướng đi mới cho điện rác
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình cho biết, với mức độ đô thị hóa nhanh, hiện nay mỗi ngày đêm TP.HCM thải ra khoảng 9.000 tấn rác sinh hoạt (chưa kể rác công nghiệp), mỗi năm còn tăng thêm 10%.
Sức ép phát triển đô thị, rác thải sinh hoạt của người dân tăng cao trong những năm trở lại đây, UBND TP Hồ Chí Minh luôn trăn trở tìm lời giải cho bài toán xử lý rác thải trên địa bàn. Công nghệ đốt rác phát điện được lựa chọn là phương pháp hiệu quả, khả thi nhất trong bối cảnh hiện tại.
Tuy nhiên, việc thực hiện điện rác hiện nay đang gặp nhiều khó khăn. Cuối năm 2019, Công ty cổ phần Vietstar đã khởi công nhà máy đốt rác phát điện đầu tiên tại TP.HCM. Thế nhưng, hiện nay nhà máy này cũng đang chưa thể triển khai theo đúng tiến độ.
Trước đó, vào tháng 5/2020, tại một cuộc tọa đàm với chủ đề xử lý rác tại Việt Nam, GS.TS Đặng Kim Chi, Hội đồng khoa học công nghệ giáo dục và môi trường (Ủy ban MTTQ Việt Nam) nhận định, dự án điện rác Việt Nam đa số chết yểu do công nghệ chi phí quá cao. Rác không được phân loại tại nguồn gây khó xử lý.
GS.TS Lê Vân Trình - Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) cũng khẳng định: Đa số điện rác tại Việt Nam có công nghệ tốt, các lò không có lỗi, lỗi ở đây là không làm được phân loại rác tại nguồn.
Chính vì thế, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình kỳ vọng, sự kiện khánh thành giai đoạn 1 Nhà máy tích hợp xử lý và tái chế chất thải rắn là cột mốc quan trọng trong việc hiện đại hóa công nghệ xử lý rác hiện nay, cũng như tận dụng các nguồn rác thải để sản xuất thành nguồn điện năng cung cấp cho xã hội, góp phần hoàn thành sớm các mục tiêu Chương trình đột phá giảm ô nhiễm môi trường trên địa bàn.
Việc thí điểm cân rác nhằm xác định, kiểm soát khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh thực tế của các hộ gia đình, từ đó đưa ra giải pháp điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.
Việc thí điểm cân rác thu phí ở một số địa phương tại TP.HCM đã bộc lộ những điểm bất cập, chưa sát với thực tế đã gây ra làn sóng phản ứng từ người dân đến người thu gom.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản liên quan đến Trang trại chăn nuôi lợn của Công ty CP Đầu tư nông nghiệp Agri-Vina ở huyện Lang Chánh, trong đó có việc cho phép Công ty được đưa lợn vào nuôi thử nghiệm khoảng 50% công suất thiết kế.
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương kiểm tra, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường do Công ty CP Dệt công nghiệp Hà Nội gây ra.
Đề xuất về giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại Hà Nội, Tiến sỹ Hoàng Dương Tùng bày tỏ quan điểm cần có lộ trình rõ ràng và cần áp dụng chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.
Những năm gần đây, hình ảnh các chị em phụ nữ ở huyện Gia Viễn (Ninh Bình) cùng nhau thu gom, phân loại rác thải và xây dựng tuyến phố văn minh đã trở nên quen thuộc, tạo thành dấu ấn đẹp về tinh thần trách nhiệm với môi trường sống.
Cuộc thi “Công dân xanh” được Tỉnh đoàn Hải Dương triển khai từ cuối tháng 2/2025 dành cho các học sinh khối THCS và THPT trên địa bàn. Cuộc thi nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Khu công nghiệp Kim Thành (Hải Dương) sẽ được đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung có công suất 6.200 m3/ngày, tổng vốn hơn 60 tỷ đồng. Chủ đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải là Công ty CP COMA 18.
Việc thí điểm cân rác nhằm xác định, kiểm soát khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh thực tế của các hộ gia đình, từ đó đưa ra giải pháp điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.
Ngày 17/3/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg về việc đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ngay sau công điện khẩn của Thủ tướng Chính phủ, Hệ thống tiêm chủng VNVC đã trao tặng 500.000 liều vắc xin sởi (MVVAC - Việt Nam) cho Bộ Y tế nhằm khẩn trương đẩy nhanh tốc độ bao phủ vắc xin sởi trên toàn quốc.
Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, TP Hà Nội và TP HCM tính toán phương án hạn chế phương tiện giao thông có mức độ phát thải cao tại những khu vực đang có nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường.
Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết: "Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.
Để tăng cường hiệu quả quản lý và giám sát hoạt động khai thác khoáng sản, hạn chế tình trạng thất thoát tài nguyên, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất lắp camera AI để kiểm soát khai thác khoáng sản.
Doanh nghiệp đang gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn xanh do thiếu các tiêu chuẩn xanh rõ ràng và đồng bộ. Điều này không chỉ cản trở quá trình chuyển đổi xanh của doanh nghiệp mà còn làm chậm tiến độ phát triển bền vững của nền kinh tế.
Nhấn mạnh cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy đang đi vào giai đoạn thứ hai, chuẩn bị sắp xếp lại bộ máy cấp xã, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, sau khi sửa đổi Hiến pháp mới đi vào nghiên cứu xem xét việc bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp tỉnh.
Công ty Apatit Việt Nam tổ chức phiên chào giá cung cấp dịch vụ tư vấn khảo sát địa chất công trình, khảo sát địa hình phục vụ công tác kiểm định các bãi thải đất đá khai trường.
Với thiết kế thông minh và chính sách tài chính linh hoạt, dự án Top 1 khu Đông The Opus One mang đến cơ hội hiếm có sở hữu không gian sống hàng hiệu tại Đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn - Vinhomes Grand Park với số vốn ban đầu chỉ từ 400 triệu đồng.
Việc được công nhận là đô thị loại I không chỉ là một danh hiệu mà còn mở ra nhiều cơ hội để Phú Quốc khẳng định vị thế trên bản đồ phát triển đô thị Việt Nam và cả khu vực.
Với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Ninh Bình đã triển khai nhiều giải pháp để thu hút khách du lịch. Trong đó, tỉnh này đẩy mạnh tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao nhằm gia tăng trải nghiệm để níu chân du khách.
Với tinh thần “Nhất Tâm” và khát vọng cất cánh, T&T Group và SHB đã sẵn sàng đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới. Tại đây, mỗi bước tiến là lời khẳng định đầy tự hào về sức mạnh, sự sáng tạo và tinh thần dân tộc.
Hà Nội dự kiến chi khoảng 18 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố để phá dỡ công trình tòa nhà 'Hàm cá mập', di chuyển các công trình ngầm (nếu có), hoàn trả hạ tầng.