Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh ngành lâm nghiệp bước sang giai đoạn mới với mục tiêu, khát vọng là ngành công nghiệp chế biến gỗ cùng và độ che phủ rừng 42% với chất lượng nâng cao.
Để giải quyết các vấn đề ô nhiễm do nhiệt điện than gây ra, một số quốc gia châu Á đều có những chính sách quyết liệt và hiệu quả để thúc đẩy sự phát triển của năng lượng tái tạo, giảm sự lệ thuộc vào than đá và các loại nhiên liệu hóa thạch khác.
Tổng cục Quản lý đất đai sẽ xây dựng chiến lược sử dụng đất quốc gia có tầm nhìn dài hạn đến năm 2045, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng; bảo đảm sử dụng hiệu quả đất đai.
Khí thải từ các nhà máy nhiệt điện than là một trong những nguồn gây ô nhiễm không khí chính ở nhiều quốc gia châu Á. Ô nhiễm từ than ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của con người, gây ra các bệnh nguy hiểm như ung thư, đau tim, và dẫn đến chết sớm.
Kết quả đánh giá chất lượng nước trên cơ sở kết quả quan trắc đợt 4/2020 cho thấy chất lượng nước tại các lưu vực sông đã có nhiều cải thiện, song vẫn có 15/185 điểm quan trắc bị ô nhiễm nặng.
Ở nhiều thời điểm, ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM ở mức báo động khiến người dân lo lắng, các cơ quan quản lý tìm cách giảm thiểu, song dường như chưa có giải pháp căn cơ. Việc ban hành các quy định pháp luật chặt chẽ hơn là điều cần thiết.
Nghị định số 23/2020 NĐ-CP về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông quy định rõ, các khu vực đang bị sạt, lở; Khu vực đã bị sạt, lở và có nguy cơ tiếp tục bị sạt, lở; Khu vực bờ sông không ổn định, có nguy cơ sạt, lở…là những khu vực cấm hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông.
Điện mặt trời (ĐMT) mái nhà đang nở rộ và là chủ trương được EVN khuyến khích. Thế nhưng, quy định thế nào là “áp mái” lại chưa rõ ràng, trong khi các nhà đầu tư dùng nhiều hình thức “núp bóng” ĐMT mái nhà dễ dẫn đến nảy sinh, vướng mắc sau này.
Dịch Covid-19 càng diễn biến phức tạp, tâm dịch Đà Nẵng, Quảng Nam càng nhận được nhiều sự quan tâm của cả nước. Chỉ trong thời gian ngắn, nhiều trang thiết bị y tế đã được chuyển đến hỗ trợ các bệnh viện; hàng trăm chuyên gia, bác sĩ, điều dưỡng tình nguyện lao vào tâm dịch để chi viện cho đồng nghiệp…, tất cả với quyết tâm cao và “niềm tin chiến thắng”.
Bà Stallmeister khuyến nghị Việt Nam nên tìm hướng thay thế cho những động lực tăng trưởng truyền thống khi sức cầu ở nước ngoài và tiêu dùng ở trong nước đang yếu dần đi.
Được ví như là “con đường cao tốc” kết nối giữa Việt Nam và EU, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8 đã và đang mở ra nhiều kỳ vọng cho kinh tế Việt Nam nhất là trong bối cảnh kinh tế đang bị ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Với những thành công đáng nể trong phòng chống dịch Covid-19, Việt Nam được đánh giá là điểm đến đầu tư an toàn, dự báo sẽ hút mạnh dòng vốn FDI dịch chuyển từ các quốc gia khác. Bên cạnh ưu tiên chống dịch, Chính phủ cần phải có những hành động nhanh và mạnh hơn để hỗ trợ doanh nghiệp chớp lấy thời cơ “vàng” tạo nên cú hích lớn cho sự phát triển thần kỳ.
Theo báo cáo năm 2019 của Ban Đô thị UBND TP.Hà Nội, 2 bãi rác Nam Sơn và Xuân Sơn đã bị quá tải, nếu Hà Nội không có giải pháp công nghệ thay thế thì đến hết năm 2020 sẽ phải đóng bãi. Vậy Hà Nội đã, đang và sẽ làm gì để giải quyết vấn đề này?
Thanh toán không dùng tiền mặt là xu thế tất yếu và đặc biệt phù hợp với Việt Nam trong thời điểm hiện nay, khi chiến lược phát triển kinh tế số đang được triển khai mạnh mẽ.
Quy hoạch điện VIII phải khắc phục được hạn chế, vướng mắc của Quy hoạch điện VII hiện nay, đồng thời, mang tính định hướng, không cứng nhắc và mang tính mở, tạo không gian sáng tạo, huy động và phát huy các nguồn lực từ xã hội.