Thứ sáu, 22/11/2024 20:15 (GMT+7)
Thứ ba, 18/04/2023 15:50 (GMT+7)

Tiếp thu tối đa ý kiến góp ý để hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Theo dõi KTMT trên

Chính phủ yêu cầu trong tháng 4/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý hợp lý, giải trình đầy đủ, thuyết phục về các đề xuất sửa đổi, bổ sung.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 14/4/2023 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2023, trong đó nhấn mạnh các nội dung về tiếp thu, hoàn thiện dự án Luật Đất đai, Luật Nhà ở (sửa đổi).

Luật Đất đai (sửa đổi) là dự án Luật có phạm vi điều chỉnh rộng, nội dung khó, phức tạp, nhạy cảm, tác động lớn đến đời sống Nhân dân và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, cần đổi mới cơ chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất để giải phóng tối đa các nguồn lực phát triển; đồng thời, có công cụ kiểm tra, giám sát chặt chẽ, bảo đảm hài hòa lợi ích quốc gia, lợi ích của người dân và các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội…

Theo đó, tính đến ngày 8/4/2023, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã nhận được 12.107.457 lượt ý kiến. Các vấn đề có nhiều ý kiến nhất sau khi tổng hợp là: Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư; Tài chính đất đai, giá đất...

Đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi), về việc tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Chính phủ đánh giá cao Bộ Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị rất công phu, nghiêm túc, khách quan trong thời gian ngắn đã tích cực trong việc đôn đốc, chủ động tổng hợp ý kiến ngay trong quá trình lấy ý kiến với khối lượng công việc rất lớn.

Tiếp thu tối đa ý kiến góp ý để hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi) - Ảnh 1
Tính đến ngày 8/4/2023, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã nhận được 12.107.457 lượt ý kiến. 

Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và môi trường cần tập trung các nguồn lực, nghiên cứu tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng của Nhân dân trên tinh thần cầu thị, lắng nghe tất cả các ý kiến đóng góp, vì lợi ích chung của đất nước; có hình thức cung cấp thông tin công khai, phù hợp, hiệu quả về các nội dung tiếp thu, giải trình ý kiến của Nhân dân.

Chính phủ yêu cầu trong tháng 4/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý hợp lý, giải trình đầy đủ, thuyết phục về các đề xuất sửa đổi, bổ sung.

Ngoài ra, việc tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần nghiên cứu, phân tích tác động kỹ lưỡng các đề xuất cơ chế, chính sách nhằm phát huy tối đa nguồn lực từ đất đai, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực và công cụ thực thi pháp luật hiệu quả trong quản lý, sử dụng đất của các cơ quan, tổ chức, đồng thời có công cụ kiểm tra, giám sát phù hợp, chặt chẽ, tránh bị lợi dụng, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, thúc đẩy chuyển đổi số để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong giao dịch sử dụng đất, phát huy hiệu quả các cơ chế, chính sách về đất đai. Nghiên cứu tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế, phù hợp với khả năng vận dụng và nhu cầu thực tiễn của Việt Nam.

Rà soát để bảo đảm tính ổn định, đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật hiện hành và với các dự án Luật đang trình Quốc hội trong năm 2023; hoàn thiện về bố cục, kỹ thuật lập pháp theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) được xây dựng nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý đầy đủ đồng bộ, thống nhất phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để quản lý, sử dụng đất đai hiệu quả, tiết kiệm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó là tạo lập cơ sở pháp lý cho quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững, hiệu quả cao nhất tài nguyên, nguồn lực đất đai. Đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá công bằng và ổn định xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh. Giải quyết hài hòa quyền và lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư. Tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các giao dịch về quyền sử dụng đất, phát triển thị trường bất động sản công khai, minh bạch, lành mạnh….

Lan Anh

Bạn đang đọc bài viết Tiếp thu tối đa ý kiến góp ý để hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Dự kiến có 6 Tiêu chuẩn quốc gia về môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo 6 Tiêu chuẩn quốc gia về môi trường, bao gồm các phương pháp quan trắc, phân tích môi trường không khí, nước, đất và trầm tích...

Tin mới