Thứ sáu, 22/11/2024 19:53 (GMT+7)
Thứ sáu, 14/04/2023 06:50 (GMT+7)

Hơn 12 triệu lượt ý kiến góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Theo dõi KTMT trên

Tính đến hết ngày 8/4/2023, đã có hơn 12 triệu lượt ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), tập trung vào các bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Tài chính đất đai, giá đất...

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến hết ngày 8/4/2023, đã có hơn 12 triệu lượt ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Các ý kiến góp ý tập trung vào các nhóm vấn đề: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Tài chính đất đai, giá đất; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Chế độ sử dụng đất; Thu hồi đất, trưng dụng đất; Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận; Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Trong đó, hơn 1,1 triệu ý kiến về bồi thường, hỗ trợ tái định cư; hơn 1 triệu ý kiến về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; hơn 979.000 ý kiến về tài chính đất đai, giá đất; hơn 888 nghìn ý kiến về thu hồi đất, trưng dụng đất.

Hơn 12 triệu lượt ý kiến góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) - Ảnh 1
Tính đến hết ngày 8/4/2023, đã có hơn 12 triệu lượt ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Cụ thể, về các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội, tiếp thu ý kiến góp ý, cơ quan soạn thảo đã sửa đổi toàn bộ nội dung của Điều 75 theo hướng Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng nhằm phát huy nguồn lực đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển hạ tầng kinh tế xã hội theo hướng hiện đại, thực hiện an sinh xã hội.

Về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Phó Thủ tướng Chính phủ khẳng định, sửa đổi luật theo hướng bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch, kịp thời và đúng quy định pháp luật. Người có đất bị thu hồi được bồi thường thiệt hại về đất, tài sản gắn liền với đất (cây trồng, vật nuôi, chi phí đầu tư…).

Về chế độ sử dụng các loại đất, ý kiến đóng góp tập trung vào thời hạn sử dụng đất, đất nông nghiệp, đất cho hoạt động khoáng sản, đất lâm nghiệp, đất chăn nuôi tập trung cho công nghệ cao, đất có mặt nước ven biển, đất tôn giáo… Ban soạn thảo đã nghiên cứu đưa đất công do Nhà nước quản lý, trong đó có đất an ninh quốc phòng để có chế độ quản lý đất công đặc thù.

Trước đó, trong phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4 năm 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, quá trình chỉnh lý dự thảo Luật, phải hướng tới phát huy tối đa nguồn lực từ đất đai phục vụ phát triển; đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước, người dân, doanh nghiệp; tăng cường phân cấp, phân quyền, phân bổ nguồn lực, nâng cao khả năng thực thi của cấp dưới; rõ phạm vi quyền hạn từng cấp, từng ngành; tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận đất đai, tránh phiền hà, chi phí không đáng có.

Thủ tướng cũng yêu cầu đẩy mạnh chuyển đổi số trong thực hiện quản lý đất đai; kết hợp chuyển đổi số trong quản lý đất đai với chuyển đổi số trong quản lý dân cư và cơ sở dữ liệu về dân cư; tiếp tục rà soát các quy định của Luật Đất đai (sửa đổi) với các luật khác; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệp quốc tế phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Lan Anh

Bạn đang đọc bài viết Hơn 12 triệu lượt ý kiến góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Dự kiến có 6 Tiêu chuẩn quốc gia về môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo 6 Tiêu chuẩn quốc gia về môi trường, bao gồm các phương pháp quan trắc, phân tích môi trường không khí, nước, đất và trầm tích...

Tin mới