Tiếp cận năng lượng tái tạo để thích ứng với biến đổi khí hậu ở châu Phi
Tổng Thư ký LHQ António Guterres cho biết, hỗ trợ thích ứng với BĐKH ở châu Phi rất quan trọng trong việc kêu gọi hành động mạnh mẽ hơn để cung cấp NLTT cho hàng trăm triệu người vẫn thiếu khả năng tiếp cận với nguồn điện đáng tin cậy và giá cả hợp lý.
Theo người đứng đầu Liên Hợp Quốc (LHQ) là lục địa có tác động ít nhất vào cuộc khủng hoảng khí hậu, châu Phi xứng đáng nhận được sự ủng hộ và đoàn kết mạnh mẽ nhất có thể.
Các mô hình cũ về sử dụng năng lượng không thành công
Ông Guterres cho biết, mặc dù, châu Phi có nguồn tài nguyên tái tạo dồi dào và chưa được khai thác, nhưng mới chỉ nhận được 2% đầu tư toàn cầu vào năng lượng tái tạo trong thập kỷ qua. Các mô hình cũ về phát triển và sử dụng năng lượng đã thất bại trong việc cung cấp cho người dân khả năng tiếp cận năng lượng toàn cầu, đồng nghĩa với việc hàng trăm triệu người vẫn thiếu nguồn điện đáng tin cậy và giá cả phải chăng, hoặc đang đun nấu bằng các nhiên liệu gây ô nhiễm và độc hại.
“Chúng ta có thể cung cấp khả năng tiếp cận năng lượng phổ biến ở châu Phi chủ yếu thông qua năng lượng tái tạo. Cần có một gói hỗ trợ toàn diện để đạt được mục tiêu này trước thềm Hội nghị Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP26). Có thể đạt được gói hỗ trợ này! Hành động khí hậu “thông minh” là một cơ hội đầu tư trị giá 3 nghìn tỉ USD vào châu Phi vào năm 2030”, ông Guterres kêu gọi.
“Khoảng cách tài chính lớn”
Tuy nhiên, Tổng Thư ký LHQ cho rằng, cần ngăn chặn khoảng cách "tài chính lớn" để tiến tới mục tiêu này. Ông kêu gọi các nước phát triển thực hiện cam kết khí hậu trị giá 100 tỉ USD đã được thực hiện hơn một thập kỷ trước.
Người đứng đầu LHQ cho biết: Các nước phát triển và các nhà tài chính chính phải đảm bảo dành hàng tỉ USD một cách nhanh chóng để hỗ trợ các khoản đầu tư xanh của châu Phi, tăng khả năng phục hồi và tạo điều kiện cho tài chính tư nhân mở rộng.
Đồng thời, khu vực tư nhân phải đẩy mạnh việc cung cấp các giải pháp cụ thể và nhanh chóng đến chính phủ. Chính quyền địa phương có thể làm việc với các công đoàn và các nhà lãnh đạo cộng đồng về các mạng lưới an sinh xã hội và tái đào tạo.
Cam kết và tự chủ tài chính
Mặc dù, các nước châu Phi cũng có thể đi tiên phong bằng cách cam kết thực hiện các kế hoạch thích ứng và giảm thiểu đầy tham vọng, nhưng trước hết họ cần giành lại quyền tự chủ tài chính của từng quốc gia.
Tổng Thư ký LHQ nhấn mạnh sự cần thiết phải gia hạn lệnh hoãn nợ đối với các nước đang phát triển, được đưa ra vào năm ngoái để ứng phó với đại dịch Covid-19, và thậm chí hủy bỏ các khoản nợ khi thích hợp.
Hơn nữa, Quyền rút vốn đặc biệt (SDR s), tài sản bổ sung dự trữ ngoại hối được xác định và duy trì bởi Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng phải được cung cấp để hỗ trợ sự phục hồi của châu Phi.
Mai Đan