Thứ sáu, 29/03/2024 16:09 (GMT+7)
Thứ năm, 18/11/2021 07:00 (GMT+7)

Thành phố Lahore của Pakistan ô nhiễm không khí nhất thế giới?

Theo dõi KTMT trên

IQAir, công ty công nghệ Thụy Sĩ điều hành nền tảng giám sát chất lượng không khí AirVisual đã xếp Lahore của Pakistan là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới.

Chất lượng không khí của thành phố Lahore cao hơn mức nguy hiểm

Theo đó, Lahore có chất lượng không khí ở mức 348, cao hơn nhiều mức 300 được xếp là mức nguy hiểm. Số liệu này được công bố vào ngày 17/11. 

Ô nhiễm không khí trở nên tồi tệ tại Pakistan trong những năm gần đây, khi hỗn hợp khói dầu diesel chất lượng thấp, khói rơm rạ bị đốt và nhiệt độ mùa Đông lạnh giá kết hợp lại thành những đám khói mù tù đọng.

Lahore là thành phố lớn đông đúc với hơn 11 triệu dân tại tỉnh Punjab gần biên giới với Ấn Độ và luôn bị xếp vào nhóm những thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới.

Trong những năm gần đây, người dân đã lắp những thiết bị lọc không khí riêng và kiện chính quyền không có biện pháp hiệu quả làm sạch không khí. Cuối tháng 9 vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố kết quả khảo sát về mức độ ô nhiễm không khí trên toàn thế giới.

Để đánh giá mức độ ô nhiễm của bầu không khí, các nhà khảo sát dựa vào hàm lượng bụi có trong không khí, gọi tắt là PM10, có nghĩa là loại bụi có kích thước nhỏ hơn 10 micromet.

Thành phố Lahore của Pakistan ô nhiễm không khí nhất thế giới? - Ảnh 1
Khói bụi bao trùm toàn thành phố. (Ảnh minh họa)

Đối tượng điều tra lần này là hơn 1.100 thành phố của nhiều nước trên toàn cầu. Cũng theo WHO, nếu hàm lượng bụi này vượt quá 20 microgram/m3, sức khỏe con người sẽ bị ảnh hưởng, cụ thể là gây nên các bệnh về đường hô hấp như ung thư phổi, nhiễm trùng đường hô hấp…

Trong danh sách 10 thành phố ô nhiễm không khí nặng nhất thế giới này, chiếm số đông là các thành phố ở Ấn Độ, Pakistan, Iran.

Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất do ô nhiễm không khí

Báo cáo mới của WHO mang tên “Ô nhiễm không khí và sức khỏe trẻ em: Kê đơn không khí sạch” công bố ngày 29/10 vừa qua cho biết: Hàng ngày có khoảng 93% trẻ em trên thế giới dưới 15 tuổi (1,8 tỉ em) hít thở bầu không khí ô nhiễm khiến cho sức khỏe và sự phát triển của các em bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ước tính năm 2016, có khoảng 600.000 trẻ em qua đời do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính dưới gây ra bởi không khí ô nhiễm. Báo cáo cũng đánh giá tác động tiêu cực của cả ô nhiễm không khí ngoài trời và trong nhà đối với sức khỏe của trẻ em, nhất là tại các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Đối với phụ nữ mang thai, khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm, họ có nhiều nguy cơ sinh non, đồng thời trẻ sinh ra nhỏ và nhẹ cân. Không khí ô nhiễm cũng tác động xấu đến sự phát triển trí não, khả năng nhận thức và có thể gây ra nguy cơ bị hen suyễn và ung thư ở trẻ em. Trẻ em tiếp xúc với mức độ ô nhiễm không khí cao có thể có nhiều nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch trong những giai đoạn sau của cuộc đời.

Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO cho biết, trẻ em đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí là do chúng thở nhanh hơn người lớn và hấp thụ nhiều chất gây ô nhiễm hơn. Trẻ em cũng sống gần mặt đất hơn, nơi một số chất ô nhiễm đạt đến nồng độ đỉnh. Ngoài ra, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường ở nhà, nếu gia đình sử dụng các loại nhiên liệu như củi và dầu hỏa để nấu ăn, sưởi ấm và thắp sáng, trẻ nhỏ sẽ tiếp xúc với mức độ ô nhiễm cao hơn.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Thành phố Lahore của Pakistan ô nhiễm không khí nhất thế giới?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.