Thứ sáu, 04/04/2025 04:05 (GMT+7)
Thứ hai, 13/09/2021 13:37 (GMT+7)

Thanh Hóa: Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021-2030

Theo dõi KTMT trên

Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021-2030 tại huyện miền núi Như Thanh sẽ giúp quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên rừng, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động gắn với cải thiện sinh kế cho người dân địa phương.

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021 - 2030 tại huyện miền núi Như Thanh.

Từ lâu, huyện Như Thanh luôn xác định trồng và bảo vệ rừng có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, cân bằng môi trường sinh thái, giải quyết vấn đề dân sinh. Với sự tích cực, chủ động, từ đầu năm đến nay 14 xã, thị trấn của huyện đã trồng mới được 350 ha rừng các loại, là một trong những địa phương đạt tỉ lệ trồng rừng cao nhất của tỉnh.

Theo đó, phương án này nhằm mục tiêu bảo vệ, phát triển bền vững 14.114,31 ha rừng hiện có, nâng cao độ che phủ rừng; bảo vệ đất đai, điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống; hạn chế xói mòn đất, rửa trôi đất, thiên tai lũ lụt, hạn hán và cải tạo nâng cao độ phì nhiêu của đất và bảo tồn đa dạng sinh học. Đồng thời, ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, giảm thiểu cháy rừng; hấp thụ carbon, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái.

Thanh Hóa: Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021-2030 - Ảnh 1
Phương án quản lý rừng bền vững tại huyện miền núi Như Thanh nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái. (Ảnh minh họa: Báo Chính phủ)

Đối với kế hoạch sử dụng đất thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Như Thanh đến năm 2030 là 14.951,67 ha (giảm 335,57 ha để chuyển về địa phương quản lý phục vụ giao đất cho hộ gia đình cá nhân để ổn định sản xuất và đời sống). Trong đó, đất lâm nghiệp là 14.270,06 ha; đất sản xuất nông nghiệp là 366,22 ha; đất phi nông nghiệp là 307,67 ha.

Tổ chức khoán 13.501,36 ha rừng cho 2.488 hộ gia đình, cá nhân, duy trì diện tích 393,43 ha đã giao khoán cho 125 hộ. Khoán bảo vệ rừng hàng năm (thời gian không quá 12 tháng) đối với diện tích 9.816,04 ha, khoán công việc hàng năm đối với hoạt động trồng rừng, chăm sóc rừng cho cá nhân, hộ gia đình, theo quy định.

Về Kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững: Tập trung bảo vệ an toàn diện tích rừng và đất lâm nghiệp hiện có, trong đó trọng tâm là bảo vệ, duy trì ổn định 6.348,31 ha rừng tự nhiên. 

Ngoài ra, đầu tư mới 28 km đường băng xanh; Sửa chữa 4 km đường băng trắng và tu bổ, nâng cấp 2 km đường băng xanh hiện có; Xây dựng mới và sửa chữa hệ thống biển báo cấp độ nguy cơ cháy rừng.

Theo quyết định, Ban Quản lý rừng phòng hộ Như Thanh có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả phương án được phê duyệt. Bên cạnh đó, UBND các huyện: Như Thanh, Như Xuân, Nông Cống chỉ đạo UBND các xã, thị trấn trong vùng tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững trên địa bàn; phối hợp với Sở TN&MT, Sở NN&PTNT, các ngành, các cấp của tỉnh triển khai thực hiện đúng theo các quy định, pháp luật hiện hành.

Kế hoạch hoàn thành sẽ góp phần quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sinh thái và các giá trị dịch vụ môi trường rừng; nâng cao hiệu quả quản trị rừng, chất lượng rừng. Bên cạnh đó, giúp tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động gắn với cải thiện sinh kế cho người dân địa phương; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh; phấn đấu đến năm 2030 đạt được các tiêu chí quản lý rừng bền vững.

Thùy Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Thanh Hóa: Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021-2030. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2025
Thí điểm dự án nhà ở thương mại theo thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất, phân bổ vốn đầu tư công và quản lý kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững… là những chính sách nổi bật về kinh tế có hiệu lực từ tháng 4/2025.
Hai hình thức giao dịch trên thị trường giao dịch carbon
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định sàn giao dịch carbon trong nước, hướng dẫn việc giao dịch, lưu ký, thanh toán hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ carbon trên sàn giao dịch carbon trong nước.

Tin mới

Hải Phòng thu ngân sách cao kỷ lục
Ba tháng đầu năm, TP. Hải Phòng thu ngân sách đạt hơn 47.800 tỷ đồng, hơn 40% dự toán thu ngân sách cả năm nay. Đây là thông tin được công bố tại phiên họp thường kỳ trực tuyến tháng 3 của UBND Thành phố Hải Phòng diễn ra sáng nay (3/4).
Kinh tế Hải Dương tăng trưởng tích cực trong quý 1
UBND tỉnh Hải Dương vừa tổ chức hội nghị (mở rộng) để xem xét tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quý I/2025, theo đó, trong 3 tháng đầu năm, một số ngành, lĩnh vực của Hải Dương đạt mức tăng trưởng rất tích cực.