Thứ sáu, 03/05/2024 02:48 (GMT+7)
Thứ tư, 08/11/2023 18:00 (GMT+7)

Tháng 11 nhưng miền Bắc vẫn “nóng chảy mỡ”, nguyên nhân là do đâu?

Theo dõi KTMT trên

Các nhà khoa học của Liên minh Châu Âu (EU) dự báo năm 2023 gần như là năm ấm nhất trong suốt 125.000 năm lịch sử. Ở Việt Nam, sự kết hợp giữa El Nino và nóng lên toàn cầu khiến miền Bắc chưa “thực sự” đón một đợt không khí lạnh nào dù đã là cuối thu.

El Nino khiến nhiệt độ tăng cao 

Thế giới đã và đang bước vào mùa thu nóng kỷ lục do hiện tượng El Nino gây ra. Các chuyên gia cảnh báo tháng 11 này hiện tượng El Nino sẽ còn bước vào giai đoạn đỉnh điểm và kéo dài đến tháng 2 năm sau và có thể gây ra những hậu quả nặng nề hơn.

Trong khi đó mặc dù là cuối thu, đầu lập đông nhưng nhiệt độ ghi được ở miền Bắc ngày mát nhất là 26 độ C vào ban ngày, 23 độ C vào ban đêm (ngày 12/10). Thậm chí vào khoảng đầu tháng 10 (1/10-6/10), thời tiết nóng như mùa hè tháng 6 với nhiệt độ ban ngày lên tới 34-35 độ C. Một số nơi còn ghi nhật nhiệt độ cùng kỳ tháng 10 cao nhất trong lịch sử. 

Tháng 11 nhưng miền Bắc vẫn “nóng chảy mỡ”, nguyên nhân là do đâu? - Ảnh 1
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu. 

Cùng thời gian trên trong năm 2022, miền Bắc đã đón một đợt rét vào tháng vào trong ngày 20/10-21/10, nhiệt độ giảm xuống từ 19-20 độ C, đêm còn 16-18 độ C. Giữa tháng 10, người dân còn phải mặc áo dày chống rét ra ngoài đường vì trời như chính đông. 

Năm nay trong đầu tháng 11, miền Bắc mặc dù có đón các đợt không khí lạnh nhưng cường độ yếu, chủ yếu là cảm giác se lạnh vào sáng sớm và đêm. Nhiệt độ thấp nhất đo được là 22-26 độ C, trong khi năm ngoái 17-20 độ C.  

Phó Trưởng phòng Dự báo Khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ông Nguyễn Đức Hòa nhận định trong tháng 11 có khoảng từ 3 - 4 đợt không khí lạnh, nhưng cường độ không mạnh. Nền nhiệt trung bình tháng 11 dựa báo cao hơn các năm khoảng từ 1-2 độ C, tiếp tục hình thái thời tiết ấm. 

Ông Hòa cho biết hiện tượng El Nino là một hệ thống khí quyển quy mô lớn, tác động và ảnh hưởng tới Việt Nam sẽ có độ trễ nhất định. Các khu vực như miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ bị ảnh hưởng rõ rệt, gây thiếu hụt lượng mưa. Mùa đông năm nay, rét hại rét đậm xuất hiện muộn cùng với đó số ngày rét đậm rét hại ít hơn mọi năm. 

2023 là năm ấm nhất lịch sử 

Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) của EU mới đây vừa cho biết, tháng 10/2023 đã phá vỡ kỷ lục nhiệt độ trước đó từng được ghi nhận vào năm 2019. Theo đó mức chênh lệch là 0,4 độ C, Phó Giám đốc C3S đánh giá đây là một con số lớn cho thấy sự bất thường cũng như dự báo nhiệt độ trong tháng 10 rất “khắc nghiệt”.

Đây là hậu quả của việc phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính cùng sự xuất hiện của hiện tượng El Nino. Nhiệt độ không khí bề mặt trung bình tháng 10 trên toàn cầu cũng được ghi nhận là ấm hơn 1,7 độ C so so với giai đoạn từ năm 1850-1900 (thời kỳ tiền công nghiệp). 

Với nhiệt độ tháng 10 trên thì gần như khẳng định năm 2023 chính là năm ấm nhất trong lịch sử được ghi nhận trong 125.000 năm qua. “Năm tiền nhiệm” là 2016. 

Tháng 11 nhưng miền Bắc vẫn “nóng chảy mỡ”, nguyên nhân là do đâu? - Ảnh 2
Tình trạng nóng lên toàn cầu khiến băng tan nhanh. 

Biến đổi khí hậu cũng gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng ở Nam Mỹ, cháy rừng ở Canada, lũ lụt ở Libya trong suốt tháng 6,7,8 năm 2023. 

Nền nước biển sẽ ấm lên +1,9⁰C vào tháng 11 và +2,2⁰C vào tháng 1/2024, có thể gây ra những hậu quả nặng nề ở cả 4 châu lục. Ở Bắc Mỹ gồm Canada hay Hoa Kỳ trong những tháng tới có thể sẽ mưa nhiều, dễ gây ra các đợt lũ lụt.  Thời tiết dự kiến tại Nam Mỹ sẽ khô hơn ở Brazil, Venezuela. Rừng nhiệt đới Amazon có nguy cơ gia tăng các đám cháy rừng.

Nhà khoa học khí hậu tại Đại học Leeds, ông Piers Forster cho hay bằng cách giảm đi lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong thập kỷ tới chúng ta có thể giảm đi một nửa độ nóng lên của toàn cầu. Năm 2022 lượng khí thải CO2 toàn cầu đang ở mức cao kỷ lục.

Ở phần lớn các quốc gia Châu Á, nơi có đặc trưng vùng nhiệt đới thì nguy cơ người dân phải tiếp xúc với mức nhiệt nguy hiểm là hầu hết các ngày trong năm. Thậm chí, những ngày có nhiệt độ ở mức cực kỳ nguy hiểm, chạm ngưỡng 51 độ C, có thể tăng gấp đôi. Điều này thách thức giới hạn mạnh mẽ về khả năng sinh tồn của con người.

Nhật Hạ

Bạn đang đọc bài viết Tháng 11 nhưng miền Bắc vẫn “nóng chảy mỡ”, nguyên nhân là do đâu?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Giá xăng tăng nhẹ trở lại
Tại kỳ điều hành giá xăng, dầu chiều ngày 2/5, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định tăng thêm 40 đồng/lít đối với xăng RON95-III và tăng 08 đồng/lít với xăng E5RON92.