Thứ năm, 14/11/2024 07:55 (GMT+7)
Thứ tư, 30/10/2024 10:23 (GMT+7)

Thái Bình: Tạo đột phá phát triển với 4 trụ cột tăng trưởng

Theo dõi KTMT trên

Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng nhằm tạo động lực tăng trưởng mới. Tỉnh này định hướng tạo đột phá với 4 trụ cột tăng trưởng; phát triển xã hội hiện đại, văn minh và thân thiện.

Để thực hiện mục tiêu, tỉnh Thái Bình xác định nông nghiệp là trụ cột quan trọng trong phát triển kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đồng thời hướng tới xây dựng địa phương này trở thành trung tâm sản xuất nông nghiệp hàng đầu của vùng Đồng bằng sông Hồng.

Cùng với đó, Thái Bình phấn đấu xây dựng trung tâm công nghiệp theo hướng hiện đại và trở thành trung tâm công nghiệp, năng lượng hàng đầu vùng Đồng bằng sông Hồng; đồng thời là địa bàn trung chuyển và trung tâm phân phối hàng hóa của khu vực phía Nam vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ. Xây dựng các khu đô thị xanh - sạch - đẹp, trong lành, đáng sống cho người dân. Phát triển toàn diện Khu Kinh tế Thái Bình thành hạt nhân, là trọng điểm, động lực phát triển kinh tế của tỉnh.

Thái Bình: Tạo đột phá phát triển với 4 trụ cột tăng trưởng - Ảnh 1
Thái Bình chú trọng phát triển hạ tầng kết nối TP.Thái Bình với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng. Ảnh: Cổng TTĐT Thái Bình

Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1735/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 nhằm cụ thể hóa khát vọng xây dựng Thái Bình trở thành một cực tăng trưởng mới trong khu vực Đồng bằng sông Hồng, có nền kinh tế phát triển, là nơi đáng sống trên chặng đường hội nhập và phát triển. Đây là dấu mốc có ý nghĩa đặc biệt với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh bởi Quy hoạch được phê duyệt là cơ sở pháp lý, động lực thúc đẩy tỉnh khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, khâu đột phá mà các nghị quyết đã đề ra.

Theo đó, tỉnh Thái Bình lấy phát triển kinh tế công nghiệp và kinh tế đô thị làm “động lực” để thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ, nông nghiệp và các lĩnh vực văn hóa - xã hội. Xác định việc xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện cụ thể, khả thi, kết hợp giữa các nhiệm vụ ngắn hạn và dài hạn nhằm phát triển kinh tế nhanh, toàn diện, đồng bộ trên cả ba phương diện Kinh tế - Văn hóa - Xã hội là nhiệm vụ mang tính chiến lược.

Đồng thời, Quy hoạch định hướng không gian phát triển kinh tế - xã hội gồm 1 trung tâm là thành phố Thái Bình và vùng phụ cận; không gian kinh tế - xã hội ven biển; không gian kinh tế - xã hội khu vực ngoại biên; không gian kinh tế - xã hội phía Nam. 3 hành lang kinh tế gồm hành lang kinh tế phía Đông với hai trung tâm đô thị đóng vai trò đối trọng với thành phố Thái Bình là đô thị Tiền Hải và đô thị Thái Thụy, kết nối trục Đông Bắc – Tây Nam”; hành lang phía Tây Bắc kết nối với các khu vực phụ cận ngoại biên với các tỉnh lân cận (Hưng Yên, Hà Nam) và hướng về thành phố Hà Nội và hành lang kinh tế Đông Bắc – Tây Nam kết nối từ các tỉnh phía Bắc Trung Bộ về thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh”.

Tỉnh Thái Bình xác định mục tiêu lớn là phát triển xã hội hiện đại, văn minh, thân thiện, hài hòa, lấy con người làm trung tâm; kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và phát triển con người, đầu tư cho phát triển văn hóa phải đặt ngang hàng với phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo công bằng xã hội; bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống và văn hóa. Địa phương này xây dựng và quản lý đô thị theo hướng đô thị xanh, thông minh, tiết kiệm tài nguyên và mang bản sắc riêng. Khai thác tối ưu kết cấu hạ tầng hiện có; phát triển, mở rộng mạng lưới hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo hướng hiện đại, đồng bộ.

Trong Quy hoạch đã được phê duyệt, TP.Thái Bình được định hướng là đô thị hạt nhân của một trong 3 trung tâm đô thị. Do đó, Thành phố đã xác định các nhiệm vụ then chốt cần tập trung triển khai. Trong đó, “trở thành đô thị xanh, hiện đại, có bản sắc riêng” là một trong những mục tiêu trụ cột được đặt ra, vì thế, công tác quy hoạch, quản lý, phát triển đô thị của thành phố tiếp tục được quan tâm chú trọng theo hướng văn minh, hiện đại. Một số dự án, công trình trọng điểm quan trọng sau nhiều năm đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như Công viên Kỳ Bá và hồ Ty Rượu, đường Ngô Quyền, đường Trần Thánh Tông…, tạo điểm nhấn về không gian đô thị của thành phố.

Thái Bình: Tạo đột phá phát triển với 4 trụ cột tăng trưởng - Ảnh 2
TP.Thái Bình được định hướng là đô thị hạt nhân của một trong 3 trung tâm đô thị tại Thái Bình. Ảnh: Cổng TTĐT Thái Bình

Đặc biệt, Thái Bình ưu tiên đầu tư đồng bộ, hiện đại các công trình hạ tầng giao thông quan trọng, có tính đột phá; các tuyến kết nối đến vùng kinh tế phía Tây Bắc, Đông Bắc, Đông Nam tỉnh, Khu kinh tế Thái Bình, các khu công nghiệp, Khu du lịch Cồn Vành - Cồn Thủ nhằm tạo lợi thế cạnh tranh mới, rút ngắn khoảng cách phát triển với các tỉnh trong khu vực.

Quy hoạch định hướng 3 hành lang kinh tế gồm hành lang kinh tế phía Đông với 2 trung tâm đô thị đóng vai trò đối trọng với TP.Thái Bình là đô thị Tiền Hải và đô thị Thái Thụy, kết nối trục Đông Bắc - Tây Nam; hành lang phía Tây Bắc kết nối với các khu vực phụ cận ngoại biên với các tỉnh lân cận (Hưng Yên, Hà Nam) và hướng về thành phố Hà Nội và hành lang kinh tế Đông Bắc - Tây Nam kết nối từ các tỉnh phía Bắc Trung Bộ về TP.Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh.

Thái Bình tập trung phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực và yếu tố con người, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, phát triển kinh tế nhanh và bền vững, gắn với bảo vệ môi trường. Tiếp tục chú trọng phát triển văn hoá xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân là mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 vươn lên nhóm phát triển khá, đến năm 2050 là tỉnh phát triển trong khu vực Đồng bằng sông Hồng.

Thái Bình phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường và giữ vững cân bằng sinh thái, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới một nền kinh tế xanh, tuần hoàn và thân thiện với môi trường; gắn với củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại, tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế.

Sông Hồng

Bạn đang đọc bài viết Thái Bình: Tạo đột phá phát triển với 4 trụ cột tăng trưởng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới

Dự báo giá xăng ngày mai có thể "quay đầu" giảm
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam cho thấy, tại kỳ điều hành sắp tới (14/11), giá xăng dầu có thể giảm 0,5 - 2% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.