Thứ sáu, 22/11/2024 05:30 (GMT+7)
Thứ sáu, 14/06/2024 09:23 (GMT+7)

Thái Bình: Vì sao vụ tranh chấp đất hơn 20 năm vẫn chưa được giải quyết dứt điểm?

Theo dõi KTMT trên

Việc tranh chấp do lấn chiếm đất giữa 2 hộ dân ở thôn Lỗ Trường, xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy đã diễn ra hơn 20 năm nhưng đến nay vẫn chưa được chính quyền địa phương giải quyết dứt điểm và thỏa đáng.

Bức xúc kéo dài 
Theo phản ánh của ông Nguyễn Cao Viết (SN 1966, thôn Lỗ Trường, xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy). năm 1990, ông Viết nhận mua lại Hợp đồng thuê đất từ ông Phạm Hữu Líp (SN 1932, trú cùng thôn Đồng Xuân, xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy), có tổng diện tích 23.000 m². Sau đó, ông Viết đã thuê người đào hơn 1,1 ha ao, đầm trên đất để phục vụ cho việc nuôi trồng thuỷ sản, phần diện tích còn lại để trống. Được biết, Hợp đồng thuê đất trên được ký kết giữa ông Líp và Hợp tác xã muối Đồng Xuân (gọi tắt là HTX Đồng Xuân).
Năm 2001, HTX Đồng Xuân đã thanh lý hợp đồng cũ nói trên với ông Líp và ký lại Hợp đồng thuê đất mới với ông Nguyễn Cao Viết, thời hạn thuê đất theo hợp đồng là 10 năm (từ năm 1999 đến năm 2009). Diện tích đất vẫn giữ nguyên, bao gồm 1,1 ha mặt nước, phần còn lại được ông Viết trồng cây để bảo vệ đê điều. Đến khoảng cuối năm 2003, ông Nguyễn Văn Hải (SN 1973, thôn Tam Tri, xã Thụy Trường), là người lái đò tại bến đò Gảnh, đã tự ý đào ao, đầm trong phần diện tích trồng cây nói trên của ông Viết. Quá bức xúc, ông Viết đã thông báo đến chính quyền địa phương bằng nhiều cách nhưng không được giải quyết thỏa đáng.
Thái Bình: Vì sao vụ tranh chấp đất hơn 20 năm vẫn chưa được giải quyết dứt điểm? - Ảnh 1
Ông Nguyễn Cao Viết đang trình bày với phóng viên.
Đến năm 2005, UBND xã Thụy Trường đã thu hồi toàn bộ 23.000 m² diện tích đất của HTX Đồng Xuân và thực hiện ký lại Hợp đồng thuê đất mới với ông Viết. Thời hạn thuê đất theo Hợp đồng là 8 năm (từ tháng 9/2005 - 9/2013). Diện tích đất cho ông Viết thuê chỉ còn 1,1 ha mặt nước. Tuy nhiên, từ 9/2013 đến nay, ông Viết đã nhiều lần lên UBND Xã đề nghị đưa ra phương án xử lý với Hợp đồng thuê đất đã hết hạn, nhưng đều bị phớt lờ. Không hiểu vì nguyên do gì mà UBND xã Thụy Trường lại không giải quyết dứt điểm, để gia đình ông ổn định cuộc sống.
Ông Viết bức xúc trình bày: Vì sự việc không được giải quyết kịp thời, nên ông Hải tiếp tục lấn chiếm đường đi chung. Do đó giữa ông Hải và ông Viết có mâu thuẫn nên ông Hải đã đánh ông Viết gây thương tích. Sự việc này đã được ông Viết làm đơn gửi lên chính quyền xã, nhưng không nhận được phản hồi (?). Chính điều này đã gây cho gia đình ông Nguyễn Cao Viết kiệt quệ về kinh tế và ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ - Ông Viết cho biết thêm.
Thái Bình: Vì sao vụ tranh chấp đất hơn 20 năm vẫn chưa được giải quyết dứt điểm? - Ảnh 2
Phần đất tranh chấp giữa ông Viết và ông Hải.
Ghi nhận của Phóng viên Kinh tế Môi trường, lối vào nhà ông Viết (đoạn đang tranh chấp với ông Hải) có dấu hiệu bị đào xới nham nhở, có đoạn cách mép bờ sông chỉ gần 50cm. Việc này gây ảnh hưởng đến quá trình đi lại và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao.
Cần giải quyết dứt điểm
Ngoài ra, ông Viết còn cung cấp video thể hiện một người đàn ông đang cầm thanh sắt giống như “xà beng” đang có dấu hiệu đào phá đường cạnh bờ sông. Theo ông Viết, người đàn ông trên là Nguyễn Văn Hải.
Chính những sự việc nêu trên, hơn 20 năm qua ông Viết đã “cầm đơn, gõ cửa” đến nhiều cơ quan chức năng mong tìm kiếm sự giúp đỡ. 
Tuy nhiên đến nay chưa được chính quyền huyện Thái Thụy xử lý dứt điểm, dẫn đến quyền lợi của ông bị ảnh hưởng!
Thái Bình: Vì sao vụ tranh chấp đất hơn 20 năm vẫn chưa được giải quyết dứt điểm? - Ảnh 3
Đoạn đường có dấu hiệu bị đào xới nham nhở và bị sạt lở nghiêm trọng.
Ngày 9/5, phóng viên Kinh tế Môi trường đã đến UBND xã Thụy Trường để đặt lịch làm việc. Tại đây, ông Lê Xuân Luân - Phó Chủ tịch Xã đã tiếp nhận thông tin. Qua đó, ông Luân cho biết sẽ kiểm tra và phản hồi nội dung về Toà soạn.
Cùng ngày, phóng viên đến UBND huyện Thái Thụy đặt lịch làm việc theo quy định. Tại đây, một cán bộ Văn phòng cho biết lãnh đạo Huyện đang họp và tiếp nhận nội dung tác nghiệp báo chí sau đó phản hồi bằng văn bản.
Tuy nhiên, đã hơn 1 tháng trôi qua kể từ khi phóng viên để lại nội dung theo yêu cầu. Thế nhưng, từ đó đến nay Tòa soạn Kinh tế Môi trường vẫn chưa nhận được phản hồi từ nào chính quyền địa phương.
Thái Bình: Vì sao vụ tranh chấp đất hơn 20 năm vẫn chưa được giải quyết dứt điểm? - Ảnh 4
Ông Hải có dấu hiệu đào phá lối đi vào nhà ông Viết (ảnh cắt từ clip mà ông Viết cung cấp).
Để có thông tin chính thức từ cơ quan chức năng nhằm phục vụ bạn đọc một cách khách quan. Đề nghị chính quyền địa phương huyện Thái Thụy sớm có thông tin phản hồi về Tòa soạn Kinh tế Môi trường (Số 13 BT15, Ngõ 68 phố Lưu Hữu Phước, KĐT Mỹ Đình 1, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội) hoặc hộp thư điện tử: toasoanktmt@gmail.com.
Tạp chí Kinh tế Môi trường sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Dưới góc nhìn pháp lý về tình trạng tranh chấp đất đai ngày càng phức tạp, Luật sư Nguyễn Huy An (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng, đất đai ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, không chỉ là công cụ như địa điểm sản xuất, kinh doanh, trồng cấy… mà còn là khối bất động sản có giá trị lớn trong giao dịch xã hội và thừa kế. Trong cuộc sống thực tế, chúng ta bắt gặp không ít các bất đồng, mâu thuẫn không chỉ giữa các thành viên trong cộng đồng, xã hội mà còn ngay trong các thành viên của hộ gia đình về sử dụng nhà đất dẫn đến tranh chấp về đất đai.

Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp về đất đai, sau đây là một số nguyên nhân cơ bản:

+ Hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai nhiều biến động, thay đổi liên tục qua từng thời kỳ; pháp luật, chính sách đất đai và các chính sách có liên quan đến đất đai có nhiều điểm chưa rõ ràng, chưa thực sự hoàn thiện. Cơ chế quản lý đất đai, đặc biệt là hồ sơ, sổ sách địa chính của các thời kỳ không đầy đủ, chưa kịp thời chỉnh lý cho phù hợp với hiện trạng SDĐ nên dẫn tới tranh chấp và việc giải quyết tranh chấp rất khó dứt điểm; Cán bộ địa chính có nhiều nơi còn hạn chế về trình độ, kỹ năng và năng lực chuyên môn, kinh nghiệm xã hội nên chưa kịp thời giải thích, hòa giải được các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong SDĐ: Người dân còn chưa có đầy đủ nhận thức và hiểu biết pháp luật về đất đai; chưa biết lưu giữ chứng từ, tài liệu; chưa biết cách tự giải quyết tranh chấp; Giá trị của đất đai ngày càng cao, dân số lại gia tăng, nên đây là yếu tố khách quan phát sinh nhu cầu sử dụng cao, kéo theo nhiều tranh chấp về đất đai.

TAM NGUYỄN - CAO HIẾU

Bạn đang đọc bài viết Thái Bình: Vì sao vụ tranh chấp đất hơn 20 năm vẫn chưa được giải quyết dứt điểm?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới

Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản quy định tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản về việc đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản theo thẩm quyền quy định chi tiết việc thực hiện Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật.