Thứ năm, 02/05/2024 05:40 (GMT+7)
Thứ năm, 07/07/2022 17:00 (GMT+7)

Tăng cường quản lý, đảm bảo an ninh tài nguyên nước quốc gia

Theo dõi KTMT trên

Để góp phần cải thiện chất lượng nước và sử dụng nguồn nước bền vững hơn, Việt Nam cần xây dựng Luật Tài nguyên nước theo hướng quy hoạch tổng thể, hiện đại, rõ trách nhiệm hơn.

30 nhiệm vụ trọng tâm nhằm phục hồi các dòng sông

Để đảm bảo an ninh tài nguyên nước - “mạch nguồn của sự sống,” ông Châu Trần Vĩnh, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết trong năm 2023, cơ quan này sẽ triển khai 30 nhiệm vụ quan trọng, hướng tới việc phục hồi các dòng sông.

Theo đó, thời gian tới, Cục Quản lý tài nguyên nước sẽ phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, điều tra đánh giá và đề xuất cơ chế, chính sách cải tạo, phục hồi các dòng sông bị suy thoái, ô nhiễm, cạn kiệt như: sông Nhuệ Đáy, Ngũ Huyện Khê, kênh Bắc Hưng Hải...

Với nhiệm vụ chuyển tiếp, Cục Quản lý tài nguyên nước sẽ tập trung thực hiện dự án “Đánh giá tình hình thực thi, công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định về khai thác, sử dụng nước; đề xuất các biện pháp, chính sách tăng cường quản lý, bảo vệ tài nguyên nước,” để hỗ trợ xây dựng Luật Tài nguyên nước.

Với các nhiệm vụ mở mới, Cục Quản lý tài nguyên nước sẽ triển khai xây dựng, vận hành hệ thống thông tin, mô hình số để hỗ trợ ra quyết định điều hòa phân bổ nguồn nước trên các lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng, Sê San và Srepork.

Đặc biệt, Cục Quản lý tài nguyên nước sẽ tiến hành điều tra, đánh giá thực trạng, dự báo xu thế, đề xuất biện pháp giảm thiểu bồi lắng, sạt, lở lòng, bờ, bãi sông và lập danh mục các hồ, ao, đầm, phá liên tỉnh nhưng không được san lấp trên các lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng, Sê San và Srepork, để kịp thời giải quyết.

Tăng cường quản lý, đảm bảo an ninh tài nguyên nước quốc gia - Ảnh 1
Trong năm 2023, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước sẽ triển khai 30 nhiệm vụ quan trọng, hướng tới việc phục hồi các dòng sông. (Ảnh minh họa)

Trong nhiệm vụ mở mới, Cục Quản lý tài nguyên nước triển khai xây dựng, vận hành hệ thống thông tin, mô hình số để hỗ trợ ra quyết định điều hòa phân bổ nguồn nước trên các lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng, Sê San và Srepork. Đồng thời, điều tra, đánh giá thực trạng, dự báo xu thế, đề xuất biện pháp giảm thiểu bồi lắng, sạt, lở lòng, bờ, bãi sông và lập danh mục các hồ, ao, đầm, phá liên tỉnh không được san lấp trên các lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng, Sê San và Srepork.

Theo giới chuyên gia, để góp phần cải thiện chất lượng nước và sử dụng nguồn nước bền vững hơn, Việt Nam cần xây dựng Luật Tài nguyên nước theo hướng quy hoạch tổng thể, hiện đại, rõ trách nhiệm hơn.

Khẳng định tài nguyên nước Việt Nam đang đứng trước những thách thức rất lớn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đặc biệt là những tác nhân từ việc khai thác bừa bãi, sử dụng quá mức dẫn tới nguồn nước đang “quá ít” và “quá bẩn,” nhiều ý kiến cho rằng việc xây dựng Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) lần nay, cần tạo được hành lang pháp lý đồng bộ, mang tầm dài hạn để thúc đẩy sự phát triển bền vững.

TS Đào Trọng Tứ, Trưởng ban Điều hành mạng lưới sông ngòi Việt Nam cũng cho biết mặc dù những nguyên tắc cơ bản ở trên thế giới đã được đề cập trong Luật Tài nguyên nước năm 2012. Tuy nhiên, thực tế vẫn nảy sinh nhiều bất cập, do việc sử dụng nước quá mức, gây ô nhiễm.

Vì thế, để luật phù hợp với thực tiễn thì công tác quy hoạch cần phải có tính định hướng lâu dài, áp dụng hiệu quả và rõ trách nhiệm hơn. Cùng với đó, cần có nguồn lực cũng như cơ chế phối hợp quản lý theo lưu vực.

Liên quan đến vấn đề này, bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới cũng cho rằng, để đảm bảo an ninh nguồn nước, Việt Nam cần tăng cường khuôn khổ pháp lý toàn diện hơn để giải quyết các thách thức, nhất là việc cải thiện chất lượng nguồn nước.

Đặc biệt, Luật Tài nguyên nước cần “hiện đại hơn” để đảm bảo việc quản lý đồng bộ cả chiều ngang và chiều dọc; nhất là phân cấp, phân quyền cho các địa phương có lưu vực sông, đảm bảo an toàn hồ đập, bảo vệ nguồn nước xuyên biên giới.

Trên cơ sở đó, Thứ trưởng Lê Công Thành đề nghị các cơ quan, đơn vị được giao trách nhiệm chủ trì, sửa đổi Luật Tài nguyên nước cần xây dựng, hoàn thiện luật theo tinh thần thể chế hóa được quan điểm tài nguyên nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, thiết yếu.

Theo Thứ trưởng Bộ TN&MT, các quy định của luật cần sửa đổi lần này cần phải bảo đảm phù hợp với Hiến pháp, đồng bộ với các pháp luật chuyên ngành liên quan và phù hợp với các điều ước quốc tế về tài nguyên nước mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia; khắc phục các chồng chéo, xung đột pháp luật nhằm quản lý, bảo vệ tài nguyên nước.

Bên cạnh đó, việc sửa đổi luật cần kế thừa các nội dung của Luật Tài nguyên nước năm 2012 đang phát huy hiệu quả; bãi bỏ các quy định bất cập; cập nhật, sửa đổi, bổ sung các quy định mới phù hợp với thực tiễn; nghiên cứu tích hợp các quy định về quản lý nước trong một bộ luật về nước để quản lý, kiểm soát, điều tiết toàn diện các vấn đề về nước trên cơ sở tổng hợp, thống nhất quản lý về tài nguyên nước.

Đồng thời, các địa phương cần thiết lập hệ thống hành lang pháp lý cho quản trị tài nguyên nước quốc gia trên nền tảng công nghệ số; tiếp tục đổi mới thể chế, chính sách theo hướng xã hội hóa ngành nước, khuyến khích, thu hút các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư khai thác sử dụng, bảo vệ, khôi phục nguồn nước bị suy thoái.

Bảo đảm chất lượng nước phục vụ dân sinh trong mọi tình huống

Bộ Chính trị vừa ban hành Kết luận về đảm bảo an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó đặt mục tiêu đảm bảo đảm số lượng, chất lượng nước phục vụ dân sinh trong mọi tình huống.

Theo đó, đến năm 2025, hoàn thành việc lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành liên quan đến nước; 95% hộ gia đình ở thành thị và 60% hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn; giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nước cho sản xuất, đặc biệt là các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, miền núi phía Bắc; cơ bản sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn các đập, hồ chứa nước bị hư hỏng, xuống cấp, chưa đủ khả năng chống lũ theo thiết kế.

Đến năm 2030, cân đối đủ nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội; 100% hộ gia đình ở thành thị và 80% hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn. Giải quyết căn bản nước sinh hoạt cho các đảo có đông dân cư; hoàn thiện đồng bộ hệ thống công trình điều tiết nước mặn, nước ngọt, tích trữ nước trên các lưu vực sông lớn... bước đầu khắc phục tình trạng suy thoái, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng tại một số lưu vực sông, hệ thống công trình thuỷ lợi lớn; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu…;

Đến năm 2045, chủ động được nguồn nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn; dự báo, cảnh báo dài hạn để xử lý ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu; kiểm soát và khắc phục tình trạng suy thoái, ô nhiễm nguồn nước tại các lưu vực sông, hệ thống công trình thuỷ lợi; hoàn thiện chính sách về nước đồng bộ, thống nhất liên ngành, liên vùng, bảo đảm an ninh nguồn nước.

Lan Anh

Bạn đang đọc bài viết Tăng cường quản lý, đảm bảo an ninh tài nguyên nước quốc gia. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hải Dương: Rộn ràng pháo đất Ninh Giang
Pháo đất từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Ninh Giang (Hải Dương). Nhất là cứ mỗi độ hè sang, tiếng pháo lại âm vang, rộn rã khắp mọi miền quê.