Thứ năm, 25/04/2024 06:14 (GMT+7)
Thứ bảy, 08/01/2022 12:00 (GMT+7)

Tăng cường quản lý các mỏ khai thác khoáng sản tại Hòa Vang

Theo dõi KTMT trên

Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng vừa chính thức ban hành Quyết định kế hoạch thanh tra năm 2022. Các mỏ khai thác khoáng sản trong thời gian qua đã liên tục gây khó khăn cho người dân.

Hiện trên địa bàn huyện Hòa Vang có tổng cộng 46 mỏ khoáng sản được UBND thành phố cấp phép khai thác (với diện tích khai thác là 241,2 ha), chủ yếu ở một số xã như: Hòa Nhơn, Hòa Ninh, Hòa Phú, Hòa Sơn và Hòa Bắc.

Trong đó, có 22 mỏ khoáng sản còn hiệu lực, đang hoạt động khai thác (diện tích là 124,56 ha) và 24 mỏ khoáng sản đã hết thời hạn khai thác, phải đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường (diện tích là 116,64 ha).

Sở TN&MT Đà Nẵng vừa chính thức ban hành Quyết định kế hoạch thanh tra năm 2022.

Trong quý II/2022, Thanh tra Sở TN&MT sẽ tiến hành thanh tra đối với một số mỏ khai thác đất trên địa bàn huyện Hòa Vang.

Tăng cường quản lý các mỏ khai thác khoáng sản tại Hòa Vang - Ảnh 1
Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Hòa Vang. (Ảnh minh họa)

Theo đó, sẽ tiến hành thanh tra chuyên ngành về quản lý sử dụng đất tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai trong việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn.

Thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về khai thác khoáng sản đối với các đơn vị hoạt động sản xuất, khai thác khoáng sản tại huyện Hòa Vang.

Bên cạnh đó, sẽ thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và chấp hành các quy định của Luật Phòng chống tham nhũng, việc xây dựng và thực hiện chế độ, định mức tiêu chuẩn công tác tại Trung tâm phát triển quỹ đất của thành phố.

Về vấn đề này, Ông Phạm Nam Sơn, Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang cho hay, để tăng cường công tác quản lý khoáng sản trong thời gian đến, huyện sẽ phối hợp chặt chẽ với Sở TN&MT, Công an Thành phố và chỉ đạo UBND các xã tiếp tục kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật trong khai thác khoáng sản của các mỏ; Xử lý nghiêm các tổ chức, đơn vị vi phạm và đề nghị UBND thành phố thu hồi giấy phép khai thác mỏ khoáng sản đối với các trường hợp tái phạm.

Đối với các mỏ đã quá thời hạn phục hồi môi trường mà chưa thực hiện đầy đủ, đề nghị thành phố xử lý vi phạm hành chính và yêu cầu chủ mỏ rào chắn, cắm biển cảnh báo nguy hiểm tại các hố sâu.

Đối với hơn 10 mỏ đang tiến hành cải tạo phục hồi môi trường, đề nghị Sở TN&MT kiểm tra, yêu cầu có cam kết lộ trình thực hiện cụ thể. Huyện cũng đề nghị UBND thành phố yêu cầu các đơn vị khai thác khoáng sản có phương án đền bù đất nông nghiệp bị bồi lấp, không sản xuất được…

Trên thực tế, khai thác là nguồn gốc của tất cả các chất không thể thu được bằng các quá trình công nghiệp hoặc thông qua nông nghiệp. Khai thác gặt hái lợi nhuận khổng lồ cho các công ty sở hữu chúng và cung cấp việc làm cho một số lượng lớn người dân. Đây cũng là một nguồn thu lớn cho chính phủ. Mặc dù tầm quan trọng kinh tế của nó, các tác động của khai thác trên môi trường là một vấn đề bức xúc.

Việc khai thác đòi hỏi diện tích rừng lớn phải được giải tỏa để đất có thể được đào bởi các thợ mỏ. Vì lý do này nên việc phá rừng quy mô lớn được yêu cầu phải được thực hiện tại các khu vực khai thác mỏ phải được thực hiện.

Bên cạnh việc làm sạch khu vực khai thác, thảm thực vật ở các khu vực lân cận cũng cần phải được cắt để xây dựng đường xá và các công trình dân cư cho công nhân mỏ. Dân số con người mang theo cùng với các hoạt động khác gây hại cho môi trường. Ví dụ, các hoạt động khác nhau tại các mỏ than phát tán bụi và khí vào không khí. Vì vậy, khai thác mỏ là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tăng cường quản lý các mỏ khai thác khoáng sản tại Hòa Vang. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới