Chủ nhật, 28/04/2024 22:41 (GMT+7)
Thứ ba, 18/01/2022 09:48 (GMT+7)

Startup Thái Lan nghiên cứu vaccine Covid gốc thực vật

Theo dõi KTMT trên

Được sáng lập bởi Tiến sĩ Suthira Taychakhoonavudh và Tiến sĩ Waranyoo Phoolcharoen vào năm 2018, startup Baiya Phytopharm đang nghiên cứu một loại vaccine chiết xuất từ cây thuốc lá Australia.

Theo đó, với ước mơ biến Thái Lan từ một nước nhập khẩu vaccine thành nước sản xuất vaccine, startup Baiya Phytopharm đang phát triển loại vaccine ngừa Covid-19 có gốc thực vật đầu tiên của quốc gia này.

Startup này cũng là công ty Thái Lan đầu tham gia phát triển công nghệ sản xuất protein tái tổ hợp có thể được sử dụng để làm ra thuốc và vaccine. Từ các hoạt động huy động vốn cộng đồng, Baiya đã có thể kêu gọi được 3 triệu USD tiền vốn. Mặt khác, công ty này cũng nhận được các khoản tài trợ từ các cựu sinh viên Đại học Chulalongkorn cũng như từ chính phủ Thái Lan.

Startup Thái Lan nghiên cứu vaccine Covid gốc thực vật - Ảnh 1

Startup Baiya Phytopharm đang phát triển loại vaccine ngừa Covid-19. (Ảnh minh họa)

Tháng 12/2021, công ty đã hoàn thành giai đoạn một thử nghiệm trên người đối với loại vaccine Covid có nguồn gốc thực vật của mình. Theo bà Suthira, tất cả những tình nguyện viên tham gia thử nghiệm đều đang an toàn mà không gặp bất cứ vấn đề gì.

Bà Suthira hài lòng với kết quả này, tuy nhiên cho biết thêm hiệu quả của vaccine vẫn chưa thể kết luận được vì vẫn còn quá sớm. Tuy nhiên, các vaccine có sẵn trên thị trường hiện nay có thể được sử dụng để làm tiêu chuẩn.

Startup Thái Lan nghiên cứu vaccine Covid gốc thực vật - Ảnh 2
Các nhân viên của Baiya Phytopharm. (Ảnh: Baiya Phytopharm)

Các giai đoạn thử nghiệm còn lại, giai đoạn hai được dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 2 và giai đoạn ba sẽ được bắt đầu vào tháng 6. Nếu mọi chuyện diễn ra theo đúng kế hoạch, việc đệ trình và xin phê duyệt vaccine với Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Thái Lan sẽ có thể diễn ra vào quý 3 hoặc 4 năm nay.

Theo đại diện của Baiya Phytopharm, một khi vaccine được phê duyệt, việc sản xuất hàng loạt có thể diễn ra một cách nhanh chóng. Theo bà Suthira, hiện các cơ sở của Baiya có thể sản xuất khoảng 5 triệu liều mỗi tháng, đồng nghĩa với 60 triệu liều một năm. Tuy nhiên các cơ sở sản xuất khác cũng hoàn toàn có thể làm điều tương đương. Do đó, vaccine có thể được sản xuất không chỉ cho Thái Lan mà còn cho cả khu vực.

Baiya muốn chứng minh rằng Thái Lan có thể “phát minh ra vắc xin mới và thuốc mới để giải quyết các vấn đề sức khỏe cộng đồng của chính mình”. Ngoài ra, trên thế giới hiện giờ vẫn chưa xuất hiện bất cứ loại vaccine có nguồn gốc thực vật nào nhưng các doanh nghiệp có ý định phát triển loại vaccine này như Baiya cũng đã bắt đầu xuất hiện.

Về mục tiêu thành lập ra startup, Suthira - một giảng viên 37 tuổi tại Đại học Chulalongkorn, cho biết cô và nhóm của mình muốn tạo ra sự khác biệt. Nguyên nhân do hiện nay, Thái Lan vẫn đang là một nước dựa chủ yếu vào việc nhập khẩu vaccine. Với những nỗ lực này, Baiya Phytopharm hy vọng có thể biến quốc gia này trở thành nơi sản xuất vaccine.

Startup Thái Lan nghiên cứu vaccine Covid gốc thực vật - Ảnh 3
Hai nhà sáng lập Baiya Phytopharm là Suthira Taychakhoonavudh (trái) và Waranyoo Phoolcharoen. (Ảnh: Tobacco Reporter)

Một mục tiêu khác của Baiya chính là sản xuất ra các sản phẩm dược phẩm có giá cả phải chăng. Các sản phẩm này sẽ không chỉ dành cho người Thái nói riêng mà còn dành cho cộng đồng nói chung, cho những người không có điều kiện tiếp cận y tế. Việc nghiên cứu lá từ cây thuốc lá Australia cũng đang được ứng dụng trong việc tìm kiếm các phương thuốc cho bệnh ung thư và các liệu pháp chống lão hóa.

Thời điểm này, Baiya vẫn chưa kiếm được lợi nhuận. Tuy nhiên bà Suthira cho biết mục tiêu của startup không phải là tối đa hóa lợi nhuận. Thay vào đó, doanh nghiệp này muốn xây dựng một hệ sinh thái nghiên cứu bền vững ở Thái Lan và giúp thu hút hơn nhiều nhân tài từ các thế hệ tiếp theo.

Bùi Hằng (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Startup Thái Lan nghiên cứu vaccine Covid gốc thực vật. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong cảnh báo sớm thiên tai
Bộ Tài nguyên và Môi trường đặt mục tiêu nâng cao độ tin cậy dự báo khí tượng thủy văn hàng ngày trong điều kiện thời tiết bình thường. Đáng chú ý sẽ nâng cao độ tin cậy dự báo khí tượng thủy văn bằng ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Việt Nam quyết tâm sản xuất hydrogen xanh
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định số 165/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tin mới