Thứ sáu, 11/10/2024 00:15 (GMT+7)
Thứ bảy, 16/05/2020 15:00 (GMT+7)

Sông Tô Lịch, Hồ Tây ra sao sau 1 năm thí nghiệm công nghệ Nhật Bản?

Theo dõi KTMT trên

Sau 1 năm thí điểm Công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản, tại khu thí điểm Hồ Tây bây giờ nước vẫn trong, cá sống tốt.

Giải pháp “xử lý tại chỗ, bổ cập cấp nước tại chỗ”

Ngày16/5/2020 cách đây tròn 1 năm, vào ngày 16/5/2019, đoàn chuyên gia Nhật Bản và Công ty JVE đã tiến hành thực hiện dự án tài trợ thí điểm xử lý một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản.

Sông Tô Lịch, Hồ Tây ra sao sau 1 năm thí nghiệm công nghệ Nhật Bản? - Ảnh 1
Cho đến nay, đã tròn 1 năm thí điểm bằng Công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản, khu thí điểm Hồ Tây nước trong, không có mùi, cá vẫn sống tốt.

Kết thúc thí điểm, hiện nay ở khu vực thí điểm Hồ Tây vẫn duy trì Công nghệ Nano-Bioreactor với 2 máy Nano và các tấm Bioreactor đặt chìm ở dưới lòng Hồ từ thời điểm ban đầu. Tuy nhiên, theo Chuyên gia Nhật Bản, sau một thời gian nước đã được xử lý đạt QCVN thì không cần vận hành máy nano 24/24h như ban đầu nữa, mà chỉ cần vận hành 6/24h vào ban tối khi hàm lượng oxy hòa tan DO xuống thấp hoặc hoàn toàn không cần vận hành (0/24h) máy nano tùy vào tình trạng nước trong khu xử lý.

Cho đến nay, đã tròn 1 năm thí điểm bằng Công nghệ Nano-Bioreactor của Nhật Bản, khu thí điểm Hồ Tây nước trong, cá vẫn sống tốt. Còn tại sông Tô Lịch, sau khi tháo dỡ khu thí điểm, nước đã ô nhiễm trở lại như trước đó.

Kết thúc thí điểm, Đoàn Chuyên gia Nhật Bản đã công bố giải pháp xử lý nước thải tại chỗ từ các cống trước khi xả thải ra sông để xử lý cả sông Tô Lịch bằng Công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản sẽ gồm 2 nhóm.

Nhóm 1 là hệ thống Nano-Bioreactor xử lý nước thải tại chỗ trong ngày (24h) tại bể ngầm ở các cống rồi mới xả vào sông nước sau xử lý đạt QCVN, là nguồn cấp nước bổ cập tại chỗ cho sông Tô Lịch. Nhóm 2 là hệ thống Nano-Bioreactor xử lý mùi, chất ô nhiễm và phân hủy bùn hữu cơ ở trong lòng sông, tạo dòng chảy cho sông Tô Lịch.

Sông Tô Lịch, Hồ Tây ra sao sau 1 năm thí nghiệm công nghệ Nhật Bản? - Ảnh 2
Sông Tô Lịch, sau khi tháo dỡ khu thí điểm, nước đã ô nhiễm trở lại như trước đó.

Như vậy, giải pháp này sẽ đảm bảo nước thải từ các cống được xử lý tại chỗ tại bể ngầm dưới đất bằng hệ thống Nano-Bioreactor nhóm thứ 1 tạo ra nước đạt QCVN rồi mới chảy vào sông Tô Lịch. Trong trường hợp phát sinh nước thải tràn vào lòng sông thì vẫn có hệ thống Nano-Bioreactor nhóm thứ 2 đặt ở giữa sông (có tính toán hợp lý, khoa học theo công thức tính toán của phát minh tại Nhật Bản) ngoài nhiệm vụ xử lý mùi, chất ô nhiễm và phân hủy bùn hữu cơ ở trong lòng sông, sẽ xử lý tiếp khâu phát sinh này và tạo dòng chảy cho sông Tô Lịch. Hệ thống vận hành hoàn toàn tự động, có điều khiển đáp ứng cả khi có mưa bão lớn.

Theo một số chuyên gia, nếu áp dụng xử lý tại bể ngầm mà không dùng công nghệ Nano của Nhật thì rất khó khả thi. Công nghệ xử lý thông thường không phân hủy được bùn hữu cơ mà phải dùng các bể lắng ly tâm để hút bùn ra và cuối cùng là ép bùn cơ học ở công đoạn cuối.

Nếu áp dụng tại các bể ngầm tại các cống thì bài toán xử lý ép bùn là không khả thi. Sở dĩ, chuyên gia Nhật Bản vừa qua đưa ra giải pháp xử lý bằng bể ngầm tại các cống là do công nghệ Nano của Nhật Bản phân hủy được bùn hữu cơ nên gần như không còn bùn trong các bể xử lý thì mới có thể xử lý tại chỗ được.

Từ đó đến nay, đã tròn 1 năm, dư luận quan tâm về việc sau khi kết thúc thí điểm tại một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây thì hiện nay Công nghệ có được triển khai tại đâu hay không?.

Sông Tô Lịch, Hồ Tây ra sao sau 1 năm thí nghiệm công nghệ Nhật Bản? - Ảnh 3
Ảnh trước xử lý, mùi hôi thối nồng nặc.
Sông Tô Lịch, Hồ Tây ra sao sau 1 năm thí nghiệm công nghệ Nhật Bản? - Ảnh 4
Chỉ số mùi hôi thối giảm xấp xỉ 1000 lần từ 999 về 1 sau 10 ngày xử lý.

Theo thông tin chúng tôi có được, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đoàn chuyên gia Nhật Bản hiện nay chưa thể nhập cảnh vào Việt Nam nên chưa thể tiếp tục triển khai tiếp các vấn đề liên quan đến sông Tô Lịch và Hồ Tây. Tuy nhiên, theo chuyên gia Kỹ thuật JVE, sau khi thí điểm công nghệ Nano-Bioreactor của Nhật Bản tại một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây, JVE đã triển khai mở rộng tại một số tỉnh không chỉ trong lĩnh vực xử lý ô nhiễm sông hồ mà còn trong lĩnh vực xử lý nước thải (XLNT) trong Nhà máy XLNT công nghiệp, XLNT chăn nuôi và tại đầm nuôi tôm tại một số tỉnh. Cụ thể dưới đây là một trong các dự án đã xử lý thành công thời gian vừa qua tại dự án XLNT công nghiệp có nồng độ ô nhiễm hơn rất nhiều lần sông Tô Lịch và Hồ Tây.

Trước khi áp dụng Công nghệ Nano mùi tại bờ hồ trung hòa là rất nồng nặc, nhưng chỉ sau 3 ngày vận hành hệ thống máy Nano thì mùi tại bờ hồ trung hòa khu vực xử lý đo bằng thiết bị đo mùi chuyên dụng của Nhật Bản đã giảm mạnh theo từng ngày. Sau khoảng 10 ngày thì giá trị mùi đã giảm nhiều nhất khoảng 1000 lần (999 giảm về 1), mùi đã giảm rõ rệt cả về cảm quan lẫn định lượng qua con số thực tế.

Mùi hôi từ đâu,tại sao sục khí nano lại hết mùi nhanh chóng?

Trao đổi với chúng tôi, chuyên gia kỹ thuật của JVE cho biết: “Nước thải mới chảy đến không phải là tác nhân gây ra mùi hôi thối ngay. Mà căn nguyên mùi hôi thối là do chất hữu cơ, lớp bùn tầng đáy tích tụ trong môi trường yếm khí và sinh ra các khí độc như H2S, NH3, CH4 và chính các khí này bốc lên tạo ra mùi hôi thối và bọt sủi tăm lên mặt nước. Do vậy, không phải cứ sục khí đưa oxy vào bằng máy sục khí thông thường là khử được mùi hôi thối mà mấu chốt nằm ở chỗ chúng ta đưa oxy vào nhưng oxy đó phải tồn tại lâu được dưới tầng đáy thì mới phân hủy được các khí gây ra mùi ở trên”.

Sông Tô Lịch, Hồ Tây ra sao sau 1 năm thí nghiệm công nghệ Nhật Bản? - Ảnh 5
Mô phỏng so sánh sự khác nhau giữa sục khí thông thường và sục khí nano.

Theo đó, dục khí thông thường sẽ tạo ra bọt khí chỉ to tồn tại khoảng 5 giây là nổi lên mặt nước và vỡ ra. Do vậy, bọt khí thông thường không tồn tại ở dưới đáy được nên không phản ứng được với các khí gây ra mùi thôi hối ở tầng bùn đáy. Do vậy, nếu sục khí thông thường (như tại một địa phương ở miền Trung đã làm) thì càng sục càng hôi thối vì các khí độc chưa được phân hủy và bay lên. Còn sục khí nano thì càng sục càng hết mùi nhanh chóng.

Sục khí nano sẽ tạo ra bọt khí siêu nhỏ kích thước nano (đường kính <50nm), tồn tại tối thiểu 8 tiếng (tức thời gian tồn tại lâu gấp 5760 lần so với bọt khí thông thường) trong tầng bùn đáy và phân hủy các khí độc như H2S, NH3, CH4 tức thì do vậy hiệu quả xử lý mùi rất nhanh chỉ trong một vài ngày và càng sục càng hết mùi hôi thối.

Công nghệ Nano Nhật Bản có oxy hóa được chất hữu cơ không?

Theo chuyên gia Kỹ thuật của JVE, Công nghệ sục khí Nano của Nhật Bản với nguyên lý tạo ra sóng siêu âm, bắn phá điện li phân tử nước tạo ra các gốc hydroxyl (•OH) hay đơn giản gọi là OH là gốc oxy hóa mạnh hơn cả O3 (ozon) và H2O2. Gốc tự do OH này có thể oxy hóa thành tế bào của cả những chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học, rồi sau đó vi sinh vật được kích hoạt “ăn” chất ô nhiễm hữu cơ.

Sông Tô Lịch, Hồ Tây ra sao sau 1 năm thí nghiệm công nghệ Nhật Bản? - Ảnh 6
Ảnh trước xử lý, chất hữu cơ váng xanh nổi trắng mặt hồ trung hòa.
Sông Tô Lịch, Hồ Tây ra sao sau 1 năm thí nghiệm công nghệ Nhật Bản? - Ảnh 7
Ảnh sau xử lý 2 tuần, toàn bộ lượng chất hữu cơ váng xanh đã bị phân hủy.
Sông Tô Lịch, Hồ Tây ra sao sau 1 năm thí nghiệm công nghệ Nhật Bản? - Ảnh 8
Đồ thị chỉ tiêu ô nhiễm nước COD giảm mạnh 80% sau hơn 2 tuần xử lý.

Và kết quả thực tế ở trên có thể thấy tại dự án này chất hữu cơ như váng xanh nổi trắng mặt hồ trung hòa nhưng bị phân hủy chỉ sau 2 tuần hoàn toàn bằng nguyên lý công nghệ sục khí Nano mà không cần sử dụng hóa chất và thể hiện qua cả chỉ số ô nhiễm COD.

Từ đó, chuyên gia kỹ thuật JVE cho rằng, khi sông, hồ đang bị ô nhiễm tức cơ thể sống đang bị ung thư thì nếu chỉ thu gom bên ngoài không thôi thì chưa đủ mà cần áp dụng giải pháp công nghệ để xử lý tận gốc ô nhiễm trong lòng sông hồ (tức xử lý tận gốc triệt để tế bào ung thư đã hình thành trong cơ thể sống) thì mới hết được ung thư ở bên trong.

Văn Ngân

Bạn đang đọc bài viết Sông Tô Lịch, Hồ Tây ra sao sau 1 năm thí nghiệm công nghệ Nhật Bản?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Dự báo miền Bắc sắp bước vào đợt mưa dông
Đêm nay và ngày mai, Bắc Bộ đêm có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng. Từ ngày 14-16/10, khu vực có khả năng có mưa rào và dông rải rác, khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Bão Milton đổ bộ Florida với sức gió hơn 190 km/ giờ
Milton hiện vẫn là cơn bão cấp 3 với sức gió 115 dặm/giờ (hơn 190km/h) sau khoảng nửa giờ đổ bộ. Cơn bão di chuyển theo hướng đông-đông bắc với tốc độ 15 dặm/giờ, mang theo sóng lớn, gió cực mạnh và lũ quét đe dọa tính mạng.

Tin mới

Hà Nội 70 năm chiến đấu, kế thừa và phát huy
Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 mở ra thời kỳ phát triển mới cho Thủ đô và đất nước, đây là một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc, đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp ở Việt Nam.