Thứ ba, 23/04/2024 15:45 (GMT+7)
Chủ nhật, 07/11/2021 07:13 (GMT+7)

Sa mạc Atacama hóa thủy tinh sau cú nổ của sao chổi

Theo dõi KTMT trên

Nghiên cứu mới được công bố ngày 3.11 trên tạp chí Geology cho biết khoảng 12.000 năm trước, nhiệt độ gay gắt đã biến đất cát của sa mạc Atacama thành những vùng thủy tinh rộng lớn trải dài 75km.

Nghiên cứu mới được công bố ngày 3.11 trên tạp chí Geology cho hay, khoảng 12.000 năm trước, nhiệt độ gay gắt đã biến đất cát của sa mạc Atacama thành những vùng thủy tinh rộng lớn trải dài 75km. Thủy tinh ở sa mạc chứa các mảnh khoáng chất nhỏ thường được tìm thấy ở những thiên thạch rơi xuống Trái Đất.

Khoáng chất này khớp với những hạt mà sứ mệnh Stardust của NASA thu thập được từ sao chổi Wild 2. Do đó, các nhà nghiên cứu tin rằng, khoáng chất trong thủy tinh ở sa mạc Chile là những gì còn lại sau khi một sao chổi kích thước tương tự Wild 2 phát nổ và nấu chảy cát.

Sao chổi Wild 2 có đường kính khoảng 5km do nhà thiên văn học Paul Wild phát hiện ngày 6.1.1978, theo website của NASA.

“Đây là lần đầu tiên chúng ta có bằng chứng rõ ràng về các loại thủy tinh trên Trái đất được tạo ra từ bức xạ nhiệt và gió từ một cầu lửa phát nổ ngay trên bề mặt” – Pete Schultz, tác giả nghiên cứu, cho biết.

Schultz là giáo sư danh dự về khoa học địa chất tại Đại học Brown đồng thời là giáo sư nghiên cứu tại khoa khoa học Trái đất, môi trường và hành tinh của Đại học Brown.

Sa mạc Atacama hóa thủy tinh sau cú nổ của sao chổi - Ảnh 1
Sa mạc Atacama hóa thủy tinh sau cú nổ của sao chổi. (Ảnh minh họa)

“Để gây ra một hiệu ứng mạnh mẽ ở một khu vực rộng lớn như vậy, vụ nổ này thực sự lớn. Những cầu lửa sao băng mà nhiều người nhìn thấy trên bầu trời chỉ là đốm sáng khi so với vụ nổ này” – ông lưu ý.

Những vùng thủy tinh rộng, có màu xanh đậm hoặc đen, trải dài ở khu vực phía đông của cao nguyên Pampa del Tamarugal, nằm giữa dãy núi Andes và dãy bờ biển Chile. Hoạt động của núi lửa có thể tạo ra loại thủy tinh này nhưng không có bằng chứng nào chứng minh thủy tinh ở Atacama được hình thành từ núi lửa.

Trước đây, các nhà nghiên cứu cho rằng những đám cháy cổ đại là nguyên nhân hình thành thủy tinh ở sa mạc Atacama. Nơi đây từng là vùng đất ngập nước có cỏ. Nếu cỏ cháy trong những đám cháy rừng lan rộng có khả năng tạo ra được thủy tinh ở khu vực này. Tuy nhiên, thủy tinh ở sa mạc của Chile có hình dáng rất phức tạp, xoắn, gấp, cuộn… Và các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những hình dạng đó chỉ có thể được tạo thành từ những vụ nổ cực mạnh phóng ra luồng gió như lốc xoáy.

Phân tích hóa học của thủy tinh cũng nhận thấy chứa các khoáng vật zircon vốn chỉ có thể tạo ra khi nhiệt độ tăng đột ngột trên 1.600 độ C, điều mà cỏ cháy không thể tạo ra được.

Phân tích cũng cho thấy có các khoáng chất như cubanite và troilite – đều được tìm thấy trong sao chổi Wild 2 và các thiên thạch.
Các nhà nghiên cứu muốn tập trung vào xác định niên đại của thủy tinh để xác định chính xác thời điểm xảy ra vụ nổ sao chổi khổng lồ cũng như kích thước thực sự của sao chổi. Hiện tại, nhận định của các nhà khoa học là vụ nổ xảy ra cách đây 12.000 năm, phù hợp với thời điểm các loài động vật có vú lớn biến mất khỏi khu vực.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Sa mạc Atacama hóa thủy tinh sau cú nổ của sao chổi. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong cảnh báo sớm thiên tai
Bộ Tài nguyên và Môi trường đặt mục tiêu nâng cao độ tin cậy dự báo khí tượng thủy văn hàng ngày trong điều kiện thời tiết bình thường. Đáng chú ý sẽ nâng cao độ tin cậy dự báo khí tượng thủy văn bằng ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Việt Nam quyết tâm sản xuất hydrogen xanh
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định số 165/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tin mới

Hà Tĩnh khai mạc lễ hội du lịch biển năm 2024
Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh đã long trọng tổ chức khai mạc lễ hội du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.