Thứ bảy, 23/11/2024 09:51 (GMT+7)
Thứ hai, 01/11/2021 11:28 (GMT+7)

Hồ nước ngọt biến thành 'sa mạc' vì biến đổi khí hậu

Theo dõi KTMT trên

Quốc gia Mali đã và đang phải hứng chịu biến đổi khí hậu nghiêm trọng trong nhiều năm, khiến thảm thực vật biến mất, hồ Faguibine giờ đây chỉ còn lại những cồn cát trơ trụi.

Theo UNESCO, 1/3 diện tích đất trên thế giới đang bị đe dọa bởi quá trình sa mạc hóa, và trên toàn thế giới, nó ảnh hưởng đến sinh kế của hàng triệu người phụ thuộc vào lợi ích của các hệ sinh thái mà các vùng đất khô hạn mang lại.

Sa mạc hóa là một mối quan tâm lớn khác về môi trường và là rào cản đáng kể đối với việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người ở các vùng đất khô hạn và đang bị đe dọa liên tục bởi sự gia tăng áp lực của con người và sự biến đổi khí hậu.

Chăn thả quá mức là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng sa mạc hóa trên toàn thế giới. Các yếu tố khác gây ra sa mạc hóa bao gồm đô thị hóa, biến đổi khí hậu, sử dụng quá mức nước ngầm, phá rừng, thiên tai và các hoạt động canh tác trong nông nghiệp khiến đất dễ bị ảnh hưởng bởi gió.

Hồ Faguibine nằm ở phía Bắc Mali, cách Timbuktu 80 km là một trong những minh chứng cho thấy sự tàn khốc của biến đổi khí hậu.

Vào những năm 1970, sau những giai đoạn hạn hán kéo dài ngày càng nghiêm trọng, nước trong hồ bắt đầu bốc hơi, giảm đáng kể.

Dần dần, những cồn cát hình thành, đã thay thế những vùng nước rộng lớn và khu vực đất canh tác được. Ngày nay, cư dân của khu vực chỉ biết trông mong vào một mùa mưa kéo dài 3 tháng, từ tháng 7 đến tháng 9. Trong thời gian còn lại của năm, nhiệt độ ở khu vực này ghi nhận nắng gắt kéo dài, mức nhiệt lên tới 50 độ C. 

Hồ nước ngọt biến thành 'sa mạc' vì biến đổi khí hậu - Ảnh 1
Tại sa mạc này trước đây là một hồ nước rộng lớn, đóng vai trò như một trung tâm phát triển nông nghiệp tại Mali.

Đối với 6 thành phố tự trị ven hồ, hậu quả thật thảm khốc. Nghề đánh bắt cá trở thành dĩ vãng, các hoạt động nông nghiệp và chăn nuôi đã bị sụt giảm nghiêm trọng. 

Người dân còn sót lại trong khu vực bị đẩy tới đường cùng. Họ phải chặt những cây gỗ cuối cùng còn sót lại, làm trầm trọng thêm tình trạng xói mòn đất và mất nước.  

Tuy nhiên giờ đây khi biến đổi khí hậu làm mất đi nguồn thu nhập, nghèo đói đã đến và thế hệ trẻ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc rời bỏ làng mạc và khu vực. 

Những người còn ở lại đa phần là người già, người neo đơn, hoặc bị bệnh tật khiến họ không thể tự do di chuyển tới nơi ở mới.

Theo ICRC, Mali hiện được coi là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới và là một trong 20 quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu, theo Chỉ số Sáng kiến Thích ứng Toàn cầu Notre Dame (ND-Gain). 

Quốc gia này đã và đang phải hứng chịu biến đổi khí hậu nghiêm trọng trong nhiều năm, khiến thảm thực vật biến mất, chỉ còn sót lại các sa mạc hoặc bán sa mạc.

Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu dự đoán nhiệt độ trung bình ở Tây Phi sẽ còn tăng 3,3 độ C từ nay đến năm 2100, cùng với nguy cơ tăng 4,7 độ C ở khu vực miền Bắc Mali.

Linh Chi (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Hồ nước ngọt biến thành 'sa mạc' vì biến đổi khí hậu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới