Thứ bảy, 27/07/2024 07:50 (GMT+7)
Thứ ba, 28/05/2024 10:12 (GMT+7)

Rà soát, vận hành các hồ chứa trên lưu vực sông Hồng trong thời gian cuối mùa cạn năm 2024

Theo dõi KTMT trên

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có Công văn chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, tính toán phương án vận hành linh hoạt các hồ chứa trên lưu vực sông Hồng trong thời gian cuối mùa cạn năm 2024.

Hiện nay, lưu vực sông Hồng đang trong thời kỳ cuối mùa cạn, chuẩn bị sang mùa lũ theo Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 740/QĐ-TTg ngày 17/6/2019. Mực nước hiện tại của các hồ chứa ngày 21/5/2024 đều đang ở mức cao, trong đó mực nước của các hồ Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang cao hơn mực nước tối thiểu quy định tại Phụ lục III của Quy trình từ 6,6m đến 25,8m; tổng dung tích trữ của các hồ chứa trên lưu vực khoảng 14,6 tỷ m 3 (chiếm khoảng 77% so với tổng dung tích hữu ích). Hiện tại, mực nước các hồ đều đang cao hơn so với mực nước cao nhất thời kỳ lũ sớm (từ ngày 15/6 đến 19/7) như sau: hồ Sơn La đạt 211,95m (cao hơn 11,95m), hồ Hòa Bình đạt 108,8m (cao hơn 3,8m), hồ Tuyên Quang (cao hơn 10,74m), hồ Thác Bà đạt 53,24m (thấp hơn 2,76m).

Để đảm bảo an toàn phòng lũ, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước, tối ưu hệ thống điện, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có Công văn số 3274/BTNMT-TNN gửi Bộ Công Thương; Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc vận hành các hồ chứa trên lưu vực sông Hồng trong thời gian cuối mùa cạn năm 2024.

Rà soát, vận hành các hồ chứa trên lưu vực sông Hồng trong thời gian cuối mùa cạn năm 2024 - Ảnh 1
Ảnh minh họa. (Nguồn Internet)

Trên cơ sở diễn biến tình hình và dự báo khí tượng, thủy văn, nguồn nước về các hồ chứa, nhu cầu phụ tải điện của hệ thống và nhu cầu khai thác, sử dụng nước trên lưu vực, phối hợp với các đơn vị liên quan tính toán, tối ưu kế hoạch huy động các nguồn điện, trong đó có thủy điện bảo đảm an ninh năng lượng, an toàn hệ thống điện và kịp thời đưa dần mực nước các hồ chứa về cao trình mực nước cao nhất trước lũ theo quy định. Trong quá trình vận hành, giảm thiểu việc gia tăng dòng chảy đột biến về hạ du, hạn chế tối đa việc phải xả thừa, gây lãng phí nguồn nước và đảm bảo hiệu quả phát điện.

Trước đó, vào ngày 14/8/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 6647/BTNMT-TNN gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề nghị rà soát, nghiên cứu, tính toán lại phương án đề xuất vận hành linh hoạt các hồ chứa trên lưu vực sông Hồng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn chưa nhận được phương án nêu trên.

Vì vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẩn trương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng phương án điều chỉnh vận hành theo hướng linh hoạt các yêu cầu về bảo đảm mực nước trước lũ các hồ chứa, đồng thời có phương án vận hành đảm bảo tích đủ nước vào cuối mùa lũ theo yêu cầu đảm bảo lượng nước cho mùa khô năm tới và gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thẩm định.

Hà My

Bạn đang đọc bài viết Rà soát, vận hành các hồ chứa trên lưu vực sông Hồng trong thời gian cuối mùa cạn năm 2024. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Triển khai kiểm kê đất đai trên phạm vi cả nước từ ngày 1/8/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 23/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai năm 2024. Theo đó, thời điểm triển khai kiểm kê đất đai năm 2024 được thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước từ ngày 1/8/2024.

Tin mới

LỜI ĐIẾU đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Lời điếu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc tại Lễ Truy điệu ngày 26/7/2024.
Thực hành ESG: Không dễ để triển khai!
Dù các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của bộ tiêu chuẩn đo lường các yếu tố liên quan đến định hướng chiến lược và hoạt động phát triển bền vững (ESG) nhưng thực tiễn thực hành lại đang gặp nhiều khó khăn.