Thứ sáu, 22/11/2024 17:51 (GMT+7)
Thứ ba, 14/12/2021 15:00 (GMT+7)

Quy trình thực hiện ĐTM tại Việt Nam còn bất cập?

Theo dõi KTMT trên

Hơn 15 năm thực hiện công tác ĐTM đã giúp Chính phủ Việt Nam từng bước cụ thể hóa và cải thiện hệ thống quy định ĐTM, tạo lập và phát triển năng lực đội ngũ thực hiện ĐTM. Quy trình thực hiện báo cáo ĐTM được thực hiện qua 9 bước cơ bản cho mọi lĩnh vực.

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường gồm các bước:

Quy trình thực hiện ĐTM tại Việt Nam còn bất cập? - Ảnh 1
Trình tự hoàn thành báo cáo ĐTM. (Ảnh: Moitruonglighthouse.com)

Hạn chế còn tồn đọng trong quy trình đánh giá ĐTM

Các cơ quan quản lý không có đủ nhân lực, trang thiết bị và thời gian để giám sát môi trường trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án. Họ cũng chưa có đủ quyền để cưỡng chế việc thực thi các yêu cầu được ghi trong quyết định phê chuẩn báo cáo ĐTM.

Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến vụ Công ty TNHH Vedan (Đồng Nai) trắng trợn vi phạm Luật BVMT – xả trái phép nước thải chưa qua xử lý xuống sông Thị Vải kéo dài liên tục trong 14 năm. Khi vụ việc bị lực lượng Cảnh sát Môi trường (CSMT) phát hiện và điều tra thì có tới 3 tội danh không xử phạt được do đã hết thời hạn xử phạt hành chính (quá 2 năm). Cả ba tội danh này đều liên quan đến báo cáo ĐTM bổ sung và cam kết bảo vệ môi trường.

Sự ra đời của lực lượng Cảnh sát Môi trường từ năm 2006 đã trợ giúp tích cực cho công tác thanh tra, giám sát thực hiện dự án và phát hiện những sai phạm về bảo vệ môi trường. Kết quả thanh tra cho thấy 100% cơ sở bị thanh tra không thực hiện giám sát môi trường định kỳ, hoặc không thực hiện đầy đủ nội dung giảm thiểu tác động môi trường.

Quy trình thực hiện ĐTM tại Việt Nam còn bất cập? - Ảnh 2
Cảnh sát Môi trường kiểm tra nguồn nước. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, hiện chưa có quy định pháp luật nào coi hoạt động của CSMT như một cơ quan điều tra chuyên trách, bên cạnh đó hoạt động thanh tra môi trường cũng chỉ được thực hiện khi có quyết định thanh tra. Chính những thiếu hụt liên quan đến quyền hạn của thanh tra và cảnh sát môi trường đã làm hạn chế hiệu lực hoạt động của họ.

Một trong những hình thức giám sát sau phê duyệt khá hiệu quả là chế tài xử phạt vi phạm quy định ĐTM lại được cho là còn quá nhẹ. Cưỡng chế thi hành là mấu chốt cho việc thực thi pháp luật một cách nghiêm minh.

Tuy nhiên, thực tế hình thức xử phạt hiện nay đối với hành vi vi phạm quy định ĐTM mới chỉ là xử phạt hành chính, với mức phạt từ 8-40 triệu đồng cho các lỗi vi phạm: Không thực hiện đúng nội dung trong báo cáo ĐTM và không lập báo cáo ĐTM mà đã tiến hành triển khai dự án.

Hình thức và mức độ xử phạt này là chưa thực sự thoả đáng và thiếu tính răn đe; đối với một dự án đầu tư hàng tỷ đồng thì mức xử phạt như vậy là quá nhẹ, dễ khuyến khích nhà đầu tư làm sai và chấp nhận bị xử phạt.

Ông Phạm Quang Tú, Viện trưởng Viện Tư vấn Phát triển, nhấn mạnh “khía cạnh xã hội của báo cáo ĐTM hiện nay rất nhạt nhòa” và dẫn chứng bằng các báo cáo ĐTM của dự án xây dựng nhà máy thủy điện Hương Sơn và dự án khai thác mỏ ti-tan ở tỉnh Hà Tĩnh.

Nội dung các báo cáo ĐTM cho thấy phần đánh giá tác động xã hội thường quá ngắn gọn, rất chung chung, thiếu cơ sở khoa học, và ít thuyết phục. Ví dụ, phần đánh giá tác động xã hội trong báo cáo ĐTM cuả dự án ti-tan Hà Tĩnh chỉ có nửa trang; dự án thủy điện Hương Sơn có 1 trang.

Các đánh giá được trình bày chung chung, không có chiều sâu, và dường như chỉ được “xào xáo” lại từ các báo cáo DTM khác”. Báo cáo ĐTM của dự án thủy điện Lai Châu – một trong ba công trình thuỷ điện lớn trên sông Đà với công suất thiết kế là 1.200MW, toàn bộ nội dung dày tới 200 trang, nhưng phần đánh giá tác động kinh tế – xã hội chỉ cũng chiếm 2 trang (1% toàn bộ nội dung). Rõ ràng, yêu cầu đánh giá tác động xã hội đã không được đề cao trong yêu cầu lập báo cáo ĐTM.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Quy trình thực hiện ĐTM tại Việt Nam còn bất cập?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Dự kiến có 6 Tiêu chuẩn quốc gia về môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo 6 Tiêu chuẩn quốc gia về môi trường, bao gồm các phương pháp quan trắc, phân tích môi trường không khí, nước, đất và trầm tích...

Tin mới