Thứ sáu, 04/04/2025 21:51 (GMT+7)
Thứ tư, 04/01/2023 15:42 (GMT+7)

Phú Thọ: Người dân bức xúc vì vận chuyển đất đồi gây ô nhiễm môi trường (Bài 1)

Theo dõi KTMT trên

Đơn vị khai thác đất tại thôn Vân Tiến 3 để thực hiện dự án cầu Đoan Hùng nhưng có dấu hiệu chở ra ngoài. Việc vận chuyển đất không được che chắn cẩn thận gây ô nhiễm môi trường.

Một số người dân thôn Vân Tiến 3, xã Vân Du (huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ) phản ánh, thời gian gần đây trên địa bàn xuất hiện tình trạng khai thác, vận chuyển đất gây ô nhiễm.

Cụ thể, việc các phương tiện vận chuyển đất đi không được che chắn khiến người dân hứng chịu đủ những cơn lốc bụi, kéo theo đó là tình trạng đất đá rơi vãi khắp đường gây nguy hiểm cho người dân tham gia giao thông, gây ô nhiễm môi trường…

Ngoài ra, người dân còn cho rằng, có tình trạng đổ thải bừa bãi, đổ thải ngoài phạm vi được cho phép.

Phú Thọ: Người dân bức xúc vì vận chuyển đất đồi gây ô nhiễm môi trường (Bài 1) - Ảnh 1
Toàn cảnh diện tích đất đồi được một đơn vị khai thác, vận chuyển nhằm phục vụ xây dựng dự án cầu Đoan Hùng.
Phú Thọ: Người dân bức xúc vì vận chuyển đất đồi gây ô nhiễm môi trường (Bài 1) - Ảnh 2
Vị trí khai thác, vận chuyển đất đi nằm tại thôn Vân Tiến 3, xã Vân Du (Đoan Hùng, Phú Thọ).
Phú Thọ: Người dân bức xúc vì vận chuyển đất đồi gây ô nhiễm môi trường (Bài 1) - Ảnh 3
Theo phản ánh việc khai thác, vận chuyển đất tại đây để phục vụ xây dựng dự án cầu Đoan Hùng. Nhưng một số đơn vị lại vận chuyển đất đi đổ, san lấp đất nông nghiệp ra ngoài phạm vi cho phép, gây hệ lụy xấu cho môi trường, ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên và gây thất thoát tài nguyên.
Phú Thọ: Người dân bức xúc vì vận chuyển đất đồi gây ô nhiễm môi trường (Bài 1) - Ảnh 4
Một vấn đề khiến người dân bức xúc hơn, tình trạng vận chuyển của đơn vị thi công không che chắn, đậy bạt khiến đất đá vương vãi khắp đường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông, cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng.
Phú Thọ: Người dân bức xúc vì vận chuyển đất đồi gây ô nhiễm môi trường (Bài 1) - Ảnh 5
Sau khi được cấp đầy đất, các xe vận chuyển hướng về nơi đổ nằm trên địa bàn xã Chi Đám (Đoan Hùng, Phú Thọ). 
Phú Thọ: Người dân bức xúc vì vận chuyển đất đồi gây ô nhiễm môi trường (Bài 1) - Ảnh 6
Theo tìm hiểu nơi đổ đất là công trình làm nhà của cá nhân hộ gia đình nằm trên địa bàn xã Chi Đám, hoàn toàn nằm ngoài phạm vi diện tích dự án xây dựng cầu Đoan Hùng.
Phú Thọ: Người dân bức xúc vì vận chuyển đất đồi gây ô nhiễm môi trường (Bài 1) - Ảnh 7
Ngoài ra, ngay phía dưới nơi khai thác, những đống đất ngổn ngang được đơn vị thi công đổ xuống chờ san gạt...
Phú Thọ: Người dân bức xúc vì vận chuyển đất đồi gây ô nhiễm môi trường (Bài 1) - Ảnh 8
Trước thông tin phản ánh của người dân về tình trạng khai thác, có dấu hiệu lời dụng dự án làm cầu Đoan Hùng, khai thác đất mang đi bán trục lợi, đổ thải ngoài phạm vi cho phép... đề nghị UBND huyện Đoan Hùng, cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ vào cuộc kiểm tra làm rõ những hành vi vi phạm trên và xử lý đùng theo quy định của pháp luật.

Để làm rõ thông tin, Phóng viên Tạp chí điện tử Kinh tế Môi trường đã liên hệ làm việc với đại diện UBND xã Vân Du. Đại diện chính quyền địa phương xác nhận về nguồn gốc đất là đất đồi của hộ gia đình xin san gạt hạ cốt nền. Số đất này được đồng ý phục vụ thi công cầu Đoan Hùng nhưng một số điểm đổ đất không đúng quy định. Việc chưa tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường chính quyền sẽ cho kiểm tra và thông tin lại với cơ quan báo chí...

Tạp chí Kinh tế Môi trường sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc!

Đỗ Tuấn

Bạn đang đọc bài viết Phú Thọ: Người dân bức xúc vì vận chuyển đất đồi gây ô nhiễm môi trường (Bài 1). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Sắp áp hạn ngạch phát thải cho 150 doanh nghiệp lớn nhất
Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho các cơ sở thuộc ba ngành: nhiệt điện, thép và xi măng, chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Cơ chế này nhằm thúc đẩy giảm phát thải và phát triển thị trường carbon trong nước.

Tin mới