Chủ nhật, 28/04/2024 09:10 (GMT+7)
Thứ hai, 13/11/2023 20:00 (GMT+7)

Phá rừng chính là huỷ hoại môi trường sống của con em chúng ta

Theo dõi KTMT trên

Ai cũng biết rừng quan trọng, có ý nghĩa như thế nào trong việc điều hòa khí hậu, chống sạt lở đất. Thế nhưng tỷ lệ phá rừng vẫn ngày một tăng. Vì do là gì, vì sao rừng được ví von là vệ sĩ của con người. Cùng tìm hiểu ngay!

Vì sao rừng bị tàn phá? 

Trái đất ngày xưa phủ kín một màu xanh của cây cối. Hồi đầu thế kỷ này ngay Hà Nội của chúng ta còn nằm sát rừng. Vậy mà bây giờ rừng đã lùi xa khỏi các điểm tập trung dân cư. Chỉ tính riêng ở Hà Nội, trung bình mỗi năm rừng xa khỏi chúng ta khỏi 1km? Vì sao vậy? 

Rừng bị chặt phá trước tiên là để lấy đất làm nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, nuôi thủy sản, xây dựng… Những vùng đất bằng phẳng, màu mỡ bị chuyển hóa thành đất nông nghiệp còn có thể trồng trọt được lâu dài. Hiện nay những vùng như vậy còn có thể trồng trọt được lâu dài. Hiện nay, những vùng đất dốc, kém phì phiêu sau khi bị chuyển đổi thành đất nông nghiệp, thường cho năng suất thấp, rất dễ và nhanh bị bạc màu, hoặc đòi hỏi phải có những đầu tư tốn kém cho tưới tiêu và cải tạo đất. Rừng ngập mặn ven biển của Việt Nam đang bị chặt phá để làm ao nuôi tôm. Rừng Tây Nguyên đang bị người dân di cư tự phát đốt phá nham nhở. 

Phá rừng chính là huỷ hoại môi trường sống của con em chúng ta - Ảnh 1
Phá rừng lấy gỗ là một trong những nguyên nhân gây mất rừng. 

Nguyên nhân thứ hai dẫn đến phá rừng là lấy gỗ làm củi đốt. Cho đến thế kỷ XIX, trước khi khám phá ra khả năng đốt bằng than và dầu, chất đốt chủ yếu của con người là củi gỗ. Nhiều nước châu Âu, trong giai đoạn đầu của cách mạng khoa học kỹ thuật đã đốt gần hết rừng của mình. Hiện nay, ở nhiều nơi trên thế giới, củi và than củi vẫn là chất đốt chính trong gia đình và các bếp đun đàn đốt trong khoảng 1/4 số diện tích rừng bị tàn phá hằng năm. 

Nguyên nhân thứ ba gây phá rừng là do khai thác gỗ. Gỗ cần cho sản xuất các đồ gia dụng, sản xuất giấy. Khoa học kỹ thuật càng phát triển, người ta càng khám phá ra nhiều công dụng mới của gỗ, làm cho lượng gỗ tiêu thụ ngày càng nhiều. Trong khai thác gỗ, nếu chỉ chạy theo lợi nhuận, chỗ nào dễ thì khai thác trước, không đốn tỉa mà chặng hạ trắng nghĩa là chặt từ bìa rừng vào, vừa chặt cây to để lấy gỗ, vừa phá hoại cây con thì những khu vực rừng đã bị chặt phá sẽ khó có cơ hội tự phục hồi lại được. 

Nguyên nhân thứ tư gây phá rừng là do cháy. Rừng bị cháy do đốt rừng làm nương, làm bãi săn bắn, dùng lửa thiếu thận trọng trong rừng, thiên tai, chiến tranh… Trong mùa khô, chỉ cần một mẩu tàn thuốc lá cháy dở, một bùi nhùi lửa đuổi ong ra khỏi tổ để lấy mật cũng đủ gây ra một đám cháy rừng lớn trong nhiều ngày, nhất là khi không đủ gây ra một đám cháy rừng lớn trong nhiều ngày, nhất là khi không có đủ nước, nhân lực và phương tiện để dập tắt lửa. 

Chiến tranh không phải là hiện tượng phổ biến, thường xuyên, Tuy nhiên các cuộc chiến tranh thường có sức tàn phá ghê gớm. Ở Việt nam, từ năm 1945 cho đến nay mất khoảng hơn 2 triệu hecta. Nhiều vùng rừng bị chất độc hóa học tàn phá đến nay vẫn chưa mọc lại được. 

Nói tóm lại, có năm nguyên nhân chính gây mất rừng là lấy đất, lấy gỗ, lấy củi, cháy rừng và chiến tranh. Trong đó mất rừng do cháy và chiến tranh. Trong đó mất rừng do cháy và chiến tranh là sự mất mát phi lý nhất, vì nó chẳng đem lại điều gì tốt đẹp cho con người.

Việc phá rừng lấy đất lấy gỗ, lấy củi thực tế chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích của một số cá nhân nào đó. Các lợi mà việc làm đó đem lại nhỏ hơn nhiều so với cái họ mà nó gây ra. Vì mất rừng là trái đất mất cỗ máy sản xuất oxy, động vật mất nơi cư trú, nhiều loại cây quý, lâu năm bị tuyệt giống, lũ lụt và hạn hán trở nên trầm trọng hơn… học kỹ thuật và sử dụng tiết kiệm, hợp lý tài nguyên đất, rừng, tăng cường trồng và bảo vệ rừng, diện tích rừng trên trái đất sẽ không bị giảm có thể tăng lên. 

Rừng là vệ sĩ của loài người

Theo tính toán của các nhà khoa học, các hàng cây với khoảng cách phù hợp sẽ cản được 30% tốc độ gió và khả năng bảo vệ phạm vi đất đai gấp 2 lần chiều cao của cây. Ở những nơi có gió và hạn hán nghiêm trọng, việc trồng những hàng cây phi lao ngăn gió cát rất có tác dụng cải thiện môi trường sinh thái đất đai. 

Rừng là chiếc ô bảo vệ mặt đất. Khi trời mưa, do tán lá cây hứng đỡ nên nước mưa không trực tiếp xối xuống mặt đất, điều này có ý nghĩa rất lớn đối với việc phòng chống xói mòn. Thực tế cho thấy, nếu nước mưa trực tiếp xối vào mặt đất thì mỗi năm một hecta đất trồng hoa bị xói mòn 20 tấn, đất trồng cỏ bị xói mòn 1 tấn, trong khi đó đất trồng rừng chỉ bị xói mòn 0,1 tấn. 

Mặt đất trong rừng có nhiều cành và lá cây khô, nước mưa rơi xuống mặt đất không thể xối thẳng vào đất, cũng không thể chảy nhanh mà ngấm chảy từ từ. Đó là vật cản quan trọng khiến mưa to không gây ra lũ lụt và rất có ít đối với việc bảo vệ đồng ruộng, nhà cửa. 

Phá rừng chính là huỷ hoại môi trường sống của con em chúng ta - Ảnh 2
Bảo vệ rừng là bảo vệ môi trường cuộc sống của chúng ta. 

Cây cối cũng là những “anh hùng” hút bụi, chống ô nhiễm. Lá của một số loại cây có những nếp nhăn, có lông nhám, thậm chí có loại lá còn tiết ra chất “nhựa” diệt vi khuẩn. Vì vậy cây cối vừa có khả năng hút bụi vừa có khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Ngay như cây thông, tuy có diện tích bề mặt lá rất nhỏ, nhưng khả năng hút bụi và diệt vi khuẩn rất lớn. Ta có thể nhận biết khả năng hút bụi diệt khuẩn của cây cối qua việc giám định không khí trong công việc và trong cửa hàng bách hóa hoặc bến tàu xe. Mỗi mét khối không khí trong công viên chỉ có 2.000-3.000 vi khuẩn, nhưng một mét khối không khí trong cửa hàng, bến tàu xe có tới 20.000-30.000 con. 

Hiện nay, trên thế giới lượng khí cacbonic thải ra ngày một tăng. Biện pháp duy nhất để giải quyết vấn đề này là trồng nhiều cây xanh, vì cây xanh có khả năng hấp thụ khí cacbonic. Trung bình 2 hecta cây tán lá rộng có thể hấp thụ được  tấn khí cacbonic/ngày và nhả ra 730kg khí oxy. Lượng khí cacbonic do 1 người thải ra trong 1 ngày sẽ được 10m2 cây xanh hút hết. Ngoài ra cây xanh còn hấp thụ tiếng ồn, hấp thụ một số chất ô nhiễm trong không khí và một số nguyên tố kim loại nặng trong đất. Việc gì có lợi cho con người, cây xanh đều cố sức phụng sự tận tụy, xứng đáng là vệ sĩ trung thành của loài người. 

Cây xanh có khả năng rất lớn trong việc chống gió, giữ nước, chống ô nhiễm, nhưng khả năng tự bảo vệ của chúng lại có hạn. Chúng cần sự che chở bảo vệ của con người. Cây xanh cống hiến cho con người quá nhiều, chúng ta cần yêu mến và trân trọng bảo vệ chúng. 

Nhật Hạ

Bạn đang đọc bài viết Phá rừng chính là huỷ hoại môi trường sống của con em chúng ta. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới