Thứ sáu, 26/04/2024 17:33 (GMT+7)
Thứ hai, 29/11/2021 11:18 (GMT+7)

PGS.TS Bùi Thị An: Không cho phép nhập "công nghệ bẩn", công nghệ lạc hậu của quốc tế

Theo dõi KTMT trên

Theo PGS.TS Bùi Thị An, để bảo vệ môi trường, bắt đầu phải định hướng từ công nghệ. Chúng ta cần tập trung vào các công nghệ sạch, tiên tiến có khả năng ngăn chặn biến đổi khí hậu không nhất thiết là công nghệ giá rẻ.

Phát biểu tại Tọa đàm Việt Nam và những cam kết tại COP26 – Góc nhìn Kinh tế Môi trường do Tạp chí Kinh tế Môi trường tổ chức, PGS.TS Bùi Thị An, ĐBQH khóa XIII cho biết, vấn đề chi từ Quỹ Bảo vệ môi trường như thế nào cho hiệu quả, dù nguồn lực về vốn của chúng ta chưa nhiều? Bắt đầu phải định hướng về công nghệ.

“Chúng ta cần tập trung vào các công nghệ sạch, tiên tiến có khả năng ngăn chặn biến đổi khí hậu không nhất thiết là công nghệ giá rẻ. Bắt đầu phải là từ chủ trương của Quốc hội, không cho phép đầu tư công nghệ bẩn, những công nghệ rác của quốc tế”, PGS.TS Bùi Thị An nhấn mạnh.

PGS.TS Bùi Thị An: Không cho phép nhập "công nghệ bẩn", công nghệ lạc hậu của quốc tế - Ảnh 1
PGS.TS Bùi Thị An, ĐBQH khóa XIII.

Vị ĐBQH khóa XIII chia sẻ, Việt Nam chúng ta đang thực hiện song hành kinh tế - môi trường và an sinh xã hội, với tinh thần lấy người dân là chính, không đánh đổi môi trường lấy kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân… Điều kiện kinh tế hiện nay: Thay thế ngành hàng ô nhiễm, giảm ngành ô nhiễm sang năng lượng sạch.

Tại Nghị quyết 55 - Bộ Chính trị nêu rõ, tăng năng lượng tái tạo, giảm năng lượng độc hại. Toàn bộ hệ thống chính trị đã vào cuộc nhưng còn một số vấn đề như phân công nhiệm vụ tổ chức thực hiện còn có những vấn đề chưa hài lòng. Về giải pháp cá nhân, tôi cho rằng, cần có quyết sách trồng rừng, tăng năng lượng tái tạo; Lấy nhân dân làm trung tâm; Chấp nhận quy luật và tìm ra giải pháp. Nêu cao vai trò của giới khoa học trong việc theo dõi giám sát từng ngày các giải pháp này.

Về nguồn vốn nào để thực hiện bảo vệ môi trường, dưới góc nhìn kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong nêu quan điểm, nguồn tài chính của Nhà nước và doanh nghiệp là hết sức hạn chế. Do ngân sách hạn hẹp, quy mô doanh nghiệp nhỏ, chi phí giải quyết các vấn đề môi trường là rất lớn. Người dân cũng chỉ đóng góp một phần rất nhỏ. Nguồn kinh phí tài trợ của nước ngoài cũng rất nhỏ bé.

TS Phong đề xuất, chúng ta cần có cơ chế để có nguồn vốn thực hiện bảo vệ môi trường. Đó là huy động vốn thông qua tín dụng xanh; Vận động các tổ chức nước ngoài thông qua các cam kết từ Thỏa thuận Paris, COP26; Phát huy các nguồn vốn tự nhiên, các quỹ bảo vệ môi trường có nhiều thành phần tham gia rộng khắp có sự minh bạch, công khai; nguồn lực từ các Việt kiều…

Nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường là rất quan trọng, để người dân thấy rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình ở trong đó. Khi người dân thực hiện, giám sát, các hoạt động bảo vệ môi trường sẽ có cải thiện rõ rệt.

Tường Minh

Bạn đang đọc bài viết PGS.TS Bùi Thị An: Không cho phép nhập "công nghệ bẩn", công nghệ lạc hậu của quốc tế. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới