Thứ sáu, 22/11/2024 08:27 (GMT+7)
Thứ năm, 10/02/2022 15:07 (GMT+7)

Ô nhiễm ánh sáng: 'Sát thủ' động vật ăn đêm

Theo dõi KTMT trên

Trong một thế giới ngày càng hiện đại, ô nhiễm ánh sáng đang tác động đến cuộc sống chúng ta một cách âm thầm, nó chính là một 'sát thủ' đáng sợ nhất của con người và các loài sinh vật, đặc biệt là các động vật ăn đêm.

Động vật ăn đêm cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng nhân tạo

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đa số động vật ăn đêm cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng nhân tạo, chúng sẽ thay đổi hành vi của mình ngay cả khi chỉ có sự xáo trộn nhỏ về mức độ ánh sáng ban đêm, và thường là theo chiều hướng tiêu cực.

Chẳng hạn, bọ hung sẽ gần như mất phương hướng hoàn toàn khi bay qua các khu vực ô nhiễm ánh sáng khiến chúng không thể nhìn thấy bầu trời sao. Ngoài ra, ánh sáng nhân tạo cũng có thể thay đổi cách thức các loài ăn đêm tương tác với nhau. Những loài côn trùng như bướm đêm dễ bị dơi ăn thịt hơn bởi ánh sáng nhân tạo làm giảm khả năng nhận diện kẻ thù của chúng.

Ô nhiễm ánh sáng: 'Sát thủ' động vật ăn đêm - Ảnh 1
Động vật ăn đêm cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng nhân tạo. (Ảnh: kyluc.vn)

Đáng chú ý, ô nhiễm ánh sáng không chỉ có tác động đến các loài trên cạn mà còn cả với một số loài sống dưới nước. Ví dụ, ánh sáng nhân tạo từ các đô thị ven biển, lối đi dạo, tàu thuyền hay bến cảng... gây gián đoạn hoạt động sinh sản của cá hề, khiến một số loài cá bị thu hút và trở thành con mồi cho những loài khác.

Khi ánh sáng đèn đường phát ra tỏa lên cao, nó sẽ bị phân tán trong bầu khí quyển và phản xạ trở lại mặt đất. Bất cứ ai ở vùng nông thôn vào ban đêm đều sẽ nhận thấy hiệu ứng này, đó là những vùng sáng rực rỡ ở bầu trời phía trên một thành phố hoặc thị trấn xa xôi. Dạng ô nhiễm ánh sáng này được gọi là ánh sáng bầu trời nhân tạo. Nó mờ hơn khoảng 100 lần so với ánh sáng trực tiếp, nhưng lại cực kỳ phổ biến, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sống của một số loài kiếm ăn trên không vào ban đêm như chim, bướm, dơi…

Việc sử dụng mặt trăng và các vì sao làm la bàn là một đặc điểm chung của nhiều loại động vật biển và đất liền, bao gồm giáp xác bờ biển, hải cẩu, chim, bò sát, lưỡng cư và côn trùng, do đó hiện tượng ô nhiễm ảnh sáng khiến hoạt động sống của các loài này ngày càng bị xáo trộn, gây suy giảm số lượng và từ đó làm mất cân bằng hệ sinh thái.

Đã có những bằng chứng cho thấy Trái Đất đang ngày càng sáng hơn vào ban đêm. Từ năm 2012 đến năm 2016, các nhà khoa học phát hiện ra rằng các khu vực ngoài trời được chiếu sáng nhân tạo trên Trái đất tăng 2,2% mỗi năm.

Trong tương lai, các nhà khoa học sẽ cần đẩy mạnh triển khai các nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ việc ô nhiễm ánh sáng đang ảnh hưởng đến hệ sinh sinh thái cả trên cạn lẫn dưới nước như thế nào, bằng cách tập trung vào cách thức hiện tượng này tác động đến sự phát triển của các loài động vật, sự tương tác giữa các loài và thậm chí cả những tác động ở cấp độ phân tử. Chỉ khi hiểu được ô nhiễm ánh sáng ảnh hưởng đến cuộc sống về đêm như thế nào, chúng ta mới có thể tìm ra cách phương án xử lý phù hợp nhất.

Ô nhiễm ánh sáng ảnh hưởng tới sức khỏe con người

Một nghiên cứu của Đại học Haifa, Israel kết luận rằng: phụ nữ sống ở những vùng đô thị nhiều ánh sáng nhân tạo có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn 73% so với phụ nữ ở những nơi tận dụng chiếu sáng tự nhiên.

Ánh sáng nhân tạo phát ra từ mọi nguồn sáng đều phá hoại giấc ngủ, làm suy nhược cơ thể và gây ra các bệnh về tim mạch... Nhưng kẻ phá hoại lớn nhất là ánh sáng xanh phát ra từ tivi, máy tính và điện thoại thông minh. Và trẻ em là đối tượng dễ chịu các tác động xấu của ánh sáng xanh đến mắt, đặc biệt trong thời đại công nghệ như hiện nay các bài tập, game, mạng xã hội đều cần đến máy tính và các thiết bị điện tử.

Ô nhiễm ánh sáng: 'Sát thủ' động vật ăn đêm - Ảnh 2
Ô nhiễm ánh sáng ảnh hưởng tới sức khỏe con người. (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, WHO còn cảnh báo người sống trong môi trường bị ô nhiễm ánh sáng sẽ khiến nhịp sinh học của cơ thể bị rối loạn, dẫn đến tăng khả năng ung thư - căn bệnh mà Việt Nam đang trong tốp đầu thế giới về số người mắc bệnh. Đặc biệt đối với phụ nữ, ô nhiễm ánh sáng cũng ảnh hưởng đến nhan sắc như mắt thâm quầng, da sần sùi...

Cần hạn chế thời gian tiếp xúc với các nguồn phát ánh sáng xanh, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ. Nghiên cứu cho thấy nếu tiếp xúc với ánh sáng xanh sẽ làm giảm melatonin từ đó lùi thời gian ngủ sâu.

Ngoài ra, cần hỏi bác sĩ mắt, kỹ thuật viên khúc xạ tư vấn về biện pháp lọc ánh sáng xanh nhằm giảm thời gian tiếp xúc với nguồn sáng trong ngày.
Các tổn thương xảy ra khi nhìn vào ánh sáng mạnh có thể kể đến như bị xuất huyết bên trong mắt do bị tia laser chiếu vào gây rách thần kinh mắt bên trong, do người bệnh nhìn vào mặt trời quá lâu hoặc trong nhật thực.

Đối với bước sóng, bước sóng của ánh sáng xanh khá thấp (450 - 495 nm) nên mang năng lượng cao hơn các bước sóng khác. Nguồn phát ra ánh sáng xanh từ các nguồn ánh sáng nhân tạo như máy tính, điện thoại thông minh, tivi, đặc biệt là từ các đèn LED làm tăng nguy cơ dẫn đến thoái hóa hoàng điểm người lớn tuổi (đứng đầu nguyên nhân gây mù ở lứa tuổi trên 65).

Đối với thời gian tác động, ánh sáng xanh rất cần thiết cho chúng ta khi hoạt động vào ban ngày. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc nhiều với các nguồn ánh sáng xanh như thiết bị điện tử sẽ làm khó ngủ vào ban đêm và cũng là nguyên nhân gây thoái hóa điểm vàng theo độ tuổi. Vì vậy cần giảm cường độ ánh sáng xanh vào ban đêm, đặc biệt trước khi đi ngủ.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Ô nhiễm ánh sáng: 'Sát thủ' động vật ăn đêm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới

Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản quy định tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản về việc đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản theo thẩm quyền quy định chi tiết việc thực hiện Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật.