Ô nhiễm ánh sáng toàn cầu đang gia tăng nhanh chóng
Nghiên cứu mới đây cho thấy, ô nhiễm ánh sáng toàn cầu đã tăng ít nhất 49% trong vòng 25 năm qua.
Con số trên chỉ bao gồm ánh sáng nhìn thấy qua vệ tinh và các nhà khoa học ước tính mức tăng thực sự có thể cao hơn đáng kể - lên đến 270% trên toàn cầu và 400% ở một số khu vực.
Nghiên cứu do Đại học Exeter dẫn đầu đã kiểm tra sự phát xạ ánh sáng từ năm 1992 đến năm 2017. Phát hiện cho thấy các xu hướng khu vực khác nhau, nhưng lượng khí thải đã tăng lên ở hầu hết mọi nơi và có "bằng chứng hạn chế" cho thấy công nghệ cải tiến đã cắt giảm ô nhiễm ánh sáng.
Tác giả đầu tiên, Tiến sĩ Alejandro Sánchez de Miguel thuộc Viện Môi trường và Bền vững tại Cơ sở Penryn của Exeter ở Cornwall, cho biết: “Sự lan truyền toàn cầu của ánh sáng nhân tạo đang làm xói mòn môi trường tự nhiên vào ban đêm.
Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng rõ ràng không chỉ về mức độ ô nhiễm ánh sáng tồi tệ đã trở thành một vấn đề toàn cầu, mà còn cho thấy nó đang tiếp tục trở nên tồi tệ hơn với tốc độ ngày càng nhanh".
Nghiên cứu làm nổi bật "tác động tiềm ẩn" của việc chuyển đổi sang công nghệ diode phát quang (LED) ở trạng thái rắn.
Đèn LED phát ra nhiều ánh sáng xanh hơn so với các công nghệ đèn trước đây. Tuy nhiên, các cảm biến vệ tinh bị mù ánh sáng xanh này, do đó đánh giá thấp mức độ phát thải.
Khắc phục điều này, các tác giả cho biết mức tăng thực tế của công suất phát ra từ ánh sáng ngoài trời, vì vậy, mức tăng của ô nhiễm ánh sáng có thể lên tới 270%.
Nghiên cứu cho thấy tình trạng ô nhiễm ánh sáng đang gia tăng liên tục ở Châu Á, Nam Mỹ, Châu Đại Dương và Châu Phi. Ở Châu Âu, ánh sáng được phát hiện tăng lên cho đến khoảng năm 2010 và mức độ chững lại. Còn ở Bắc Mỹ, nó dường như đang suy giảm.
Tiến sĩ Sanchez de Miguel cho biết: “Lấy Vương quốc Anh làm ví dụ, nếu bạn bỏ qua ảnh hưởng của việc chuyển sang đèn LED - vốn đã rất phổ biến, bạn sẽ có ấn tượng sai lầm rằng ô nhiễm ánh sáng gần đây đã giảm”.
Tuy nhiên, việc điều chỉnh hiệu ứng này cho thấy nó đã thực sự tăng lên, và có khả năng rất rõ rệt. "Trái với suy nghĩ của nhiều người, việc lắp đặt đèn đường LED 'trắng rộng', mặc dù có khả năng tiết kiệm năng lượng, nhưng đã làm tăng ô nhiễm ánh sáng và cũng có tác động đến các sinh vật như bướm đêm", Tiến sĩ Sanchez de Miguel nói thêm.
Ruskin Hartley, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Bầu trời tối quốc tế, cho biết: “Trong 25 năm qua, việc chuyển đổi sang chiếu sáng LED ở trạng thái rắn đã đi kèm với sự gia tăng nhanh chóng ô nhiễm ánh sáng trên toàn cầu.
Nếu không có hành động phối hợp để đảo ngược xu hướng này, tác động đến môi trường tự nhiên sẽ gia tăng, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học, lãng phí năng lượng và có nghĩa là cả một thế hệ sẽ lớn lên trong hoàng hôn vĩnh viễn".
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ô nhiễm ánh sáng, từ đèn đường và các nguồn khác, có thể gây ra những tác động lớn đến môi trường tự nhiên. Từ đó, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự suy giảm của các quần thể côn trùng.
Nguyễn Luận