Thứ sáu, 26/04/2024 18:54 (GMT+7)
Thứ tư, 13/10/2021 16:37 (GMT+7)

Núi lửa ngầm sục sôi và phun trào giữa đại dương: Sự thú vị của những nghịch lý

Theo dõi KTMT trên

Nước biển chỉ có thể làm nguội nhiệt độ của núi lửa, không thể ngăn cản sự phun trào của chúng. Núi lửa ngầm là một hiện tượng thiên nhiên rất nguy hiểm nhưng cũng vô cùng thú vị.

Núi lửa ngầm là gì?
Núi lửa ngầm là núi lửa nằm dưới biển, được hình thành do sự trồi, sụt của hoạt động địa mảng trên bề mặt Trái đất. Các núi lửa ngầm này có cấu tạo địa chất giống như núi lửa bình thường, tuy nhiên, khi phun trào, phản ứng gây ra dưới mặt biển lại tạo nên những điều thú vị rất đặc trưng.  Hiện tượng phun trào vẫn được coi là một thiên tai, gây nguy hiểm cho tàu thuyền trên biển và sinh vật biển.
Núi lửa ngầm sục sôi và phun trào giữa đại dương: Sự thú vị của những nghịch lý - Ảnh 1
Ngọn núi lửa ngầm dưới mặt biển ngoài khơi Tonga. (Ảnh minh họa)
Sự hình thành của núi lửa ngầm có liên quan đến cấu trúc của Trái Đất.
Chúng ta vẫn nghĩ rằng núi lửa phun trào dưới đại dương là hiếm gặp bởi phần lớn thể tích của bề mặt Trái Đất là nước và nước thì dập tắt được lửa. Thế nhưng theo khoa học thì do sự hình thành núi lửa ngầm có cơ chế giống với sự hình thành núi lửa và được tạo nên trên các vết nứt của vỏ Trái Đất.
Sự hiện hữu của nước chỉ có thể thay đổi đặc tính của một vụ phun trào núi lửa và sự nổ của núi lửa ngầm so với núi lửa trên mặt đất chứ không thể dập tắt núi lửa hình thành dưới đáy đại dương.
Núi lửa ngầm sục sôi và phun trào giữa đại dương: Sự thú vị của những nghịch lý - Ảnh 2
Cấu tạo của một ngọn núi lửa ngầm.( Ảnh minh họa)
Trái Đất có nhiều lớp giống như một củ hành nhiều lớp, phần trung tâm là lõi. Dù nhiệt độ của lõi lên tới hơn 5000 độ C có thể làm tan chảy bất kỳ vật chất nào nhưng áp suất cũng vô cùng lớn nên các chất nóng chảy bị nén thành chất rắn.
Bên ngoài lõi là lớp Manti, phía trên lớp Manti là lớp vỏ. Nhiệt độ lớp vỏ tương đối thấp, trong khi nhiệt độ của lớp lõi cao, do đó lớp Manti sẽ hình thành đối lưu nhiệt, vì vậy lớp Manti ở dạng chất lỏng nhớt.
Nếu có các vết nứt trên mảng Trái Đất khi các mảng kiến ​​tạo va chạm vào nhau hoặc tách nhau ra, lớp Manti sẽ được giải phóng dọc theo các vết nứt, và hình thành các vụ phun trào núi lửa.
Núi lửa ngầm sục sôi và phun trào giữa đại dương: Sự thú vị của những nghịch lý - Ảnh 3
Dung nham núi lửa được nước biển làm nguội nhanh. (Ảnh minh họa)
Nước biển tuy có thể làm giảm nhiệt độ của magma nhưng không thể ngăn cản sự phun trào của núi lửa, vì nguyên lý hoạt động của núi lửa phun trào là do áp suất bên trong quá cao trong khi nước biển không thể làm giảm áp suất bên trong Trái Đất.
Tại thời điểm núi lửa phun trào, vật chất nóng chảy trên 1000 độ C sẽ phun lên bề mặt Trái Đất. Quá trình đốt cháy cần nhiên liệu, và nước có thể cô lập nhiên liệu và giảm nhiệt độ.
Kết quả của những trận phun trào của núi lửa ngầm
Khi núi lửa ngầm phun trào, magma phun ra từ bên trong liên tục được tích tụ vào nước biển, nâng cao địa hình xung quanh tạo thành hình nón núi lửa.  Có những đợt phun trào núi lửa ngầm lại tạo nên hòn đảo mới. Nhiều đợt phun trào núi lửa đã hình thành nên hòn đảo Surtsey ngày nay, đây cũng là hòn đảo trẻ nhất thế giới. Chỉ những nhà khoa học mặc quần áo vô trùng mới được phép đến đây để nghiên cứu và quan sát sự sống trên đảo.
Núi lửa ngầm sục sôi và phun trào giữa đại dương: Sự thú vị của những nghịch lý - Ảnh 4
Hòn đảo Surtsey trồi lên trên mặt biển. (Ảnh minh họa)
Sự tiếp xúc ngay lập tức của dung nham với nước biển khi xảy ra phun trào khiến mặt biển bất ngờ "bốc khói", mực nước xung quanh "trồi" lên và trở thành nguồn nước nóng tự nhiên.
Đôi khi chúng phun trào tạo ra cảnh tượng kì lạ và ngoạn mục lại được người dân ghi lại thành những bức ảnh thiên nhiên kì thú.
Núi lửa ngầm sục sôi và phun trào giữa đại dương: Sự thú vị của những nghịch lý - Ảnh 5
Người dân chụp lại ảnh núi lửa ngầm Tonga. (Ảnh minh họa)
Nếu núi lửa ngầm phun trào quy mô lớn và kéo dài sẽ tác động tiêu cực đến sự sống của Trái Đất, thậm chí dẫn đến tuyệt chủng hàng loạt.
Thiên nhiên luôn ban tặng cho chúng ta nhưng món quà vô giá như lương thực, đất đai, dầu khí,... nhưng cũng tiềm ẩn vô số những mối hiểm họa mà chúng ta cũng cần đề phòng và nâng cao cảnh giác để ứng phó. 

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Núi lửa ngầm sục sôi và phun trào giữa đại dương: Sự thú vị của những nghịch lý. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới