Thứ sáu, 29/03/2024 21:09 (GMT+7)
Thứ tư, 24/11/2021 17:05 (GMT+7)

Những ý tưởng ‘làm mát’ Trái Đất nào đã được áp dụng trên hành tinh?

Theo dõi KTMT trên

Sự nóng lên toàn cầu - hệ quả từ khí thải carbon - được xem là thủ phạm cho cái chết của 83 triệu người trên khắp hành tinh trong 80 năm nữa. Vì vậy, kỹ thuật geoengineering là một trong những phương pháp giúp hạ nhiệt Trái Đất tối ưu nhất.

Con người đang nỗ lực hết sức nhằm giảm tác động của biến đổi khí hậu nhưng tình hình chưa được cải thiện đáng kể. Khi mọi cách thông thường vẫn không có tác dụng, chúng ta chắc hẳn phải cân nhắc đến những biện pháp “không tưởng”.

Theo báo cáo do Viện hàn lâm khoa học Vương quốc Anh, Royal Society, công bố trước đây chỉ ra rằng, trừ khi các nỗ lực giảm thiểu khí nhà kính thải thành công vượt bậc so với hiện tại, con người sẽ cần tiến hành nhiều biện pháp geoengineering để làm mát Trái Đất.

Theo đó, công nghệ geoengineering được cho là rất khả quan về mặt kỹ thuật và một vài trong số này tỏ ra hữu ích trong việc hỗ trợ cho các nỗ lực giảm lượng khí nhà kính nhằm ngăn chặn biến đổi khí hậu. Sau đây là những kỹ thuật geoengineering đang được quan tâm trên thế giới:

"Khoác áo" cho biển

Được công bố trên trang Popular Science, nghiên cứu của các nhà khoa học đã lên ý tưởng dùng nhựa trắng che phủ toàn bộ vùng biển Bắc Cực, trong đó chủ yếu dùng những vật nổi trên mặt nước, giúp phản chiếu ánh sáng mặt trời tốt hơn, giữ cho vùng biển Bắc Cực ấm hơn.

Những ý tưởng ‘làm mát’ Trái Đất nào đã được áp dụng trên hành tinh? - Ảnh 1
Bọt biển trắng sẽ giúp phản chiếu ánh sáng mặt trời và giữ mát cho đại dương. (Ảnh: Pexels)

Một ý tưởng khác cho rằng có thể bao phủ đại dương này bằng những bong bóng khí cực nhỏ. Bong bóng có màu trắng cũng giúp phản chiếu ánh sáng mặt trời, làm mát biển khơi.

Hệ thống bơm bong bóng có thể được gắn liền với các đập nước, bể chứa nước hay dưới các tàu biển. Tuy nhiên phương pháp này tốn lượng năng lượng lớn và các máy bơm phải hoạt động liên tục để cung cấp đủ số bong bóng bao phủ đại dương.

Xanh hóa sa mạc

Các chuyên gia cho rằng “xanh hóa sa mạc” có thể là cách thức rất hiệu quả để “bẫy” các loại khí thải nhà kính như carbon dioxide (CO2). Ý tưởng geoengineering này đang bén rễ tại châu Phi.

13 quốc gia châu Phi đang tham gia xây dựng “bức tường xanh vĩ đại” nhằm mục đích ngăn chặn sự mở rộng của sa mạc Sahara đồng thời giúp hấp thụ một lượng lớn CO2 trong không khí.

Những ý tưởng ‘làm mát’ Trái Đất nào đã được áp dụng trên hành tinh? - Ảnh 2
Phủ xanh sa mạc vừa chống hoang mạc hóa vừa giúp hấp thụ carbon trong không khí. (Ảnh: Naftall Hilger.)

Ngoài ra, thành viên của kế hoạch tham vọng mang tên Dự án rừng cho Sahara cũng đã trồng cây dọc theo các khu liên hợp năng lượng tái tạo của họ. Họ có tham vọng phủ xanh các sa mạc trên toàn cầu.

Tuy nhiên, theo Michael MacCracken, người đứng đầu các nhà khoa học trong những chương trình về khí hậu của Viện Khí hậu (tổ chức tư vấn về khí hậu cho chính quyền Mỹ), nếu sự phát thải khí nhà kính vẫn tiếp tục tăng vọt thì một sa mạc xanh có khả năng sẽ không hấp thụ được nhiều CO2. Ông cho rằng vào thời điểm hiện tại thì việc xây dựng các sa mạc xanh có thể là một chiến lược tốt để hạn chế phát thải khí nhà kính.

Than sinh học trong đất

Than sinh học là loại than có độ xốp cao, được chế tạo bằng cách nung chất thải nông nghiệp. Theo Tổ chức Sáng kiến về than sinh học quốc tế thì khi trở lại đất, than sinh học có thể nhốt carbon trong đất hàng trăm đến hàng nghìn năm.

Những ý tưởng ‘làm mát’ Trái Đất nào đã được áp dụng trên hành tinh? - Ảnh 3
Than sinh học có thể nhốt carbon trong đất hàng trăm đến hàng nghìn năm. (Ảnh minh họa)

Các nhà khoa học cho rằng loại than này “xứng đáng được nghiên cứu”. Ngoài ra, loại than này còn mang lại ích lợi là bổ sung, nâng cao chất lượng cho tài nguyên đất.

Thuyền tạo mây

Những con thuyền tạo mây ở vùng biển Thái Bình Dương sẽ là một giải pháp hiệu quả khắc phục hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Đoàn tàu chạy bằng sức gió với gần 2.000 chiếc được sử dụng rải rác khắp nơi ở Đại Tây Dương. Những con tàu hút nước biển và phun vào không gian giúp tạo ra những đám mây trên đại dương, phản xạ nhiệt của mặt trời. Những đám mây này dày đặc và trắng hơn các đám mây thông thường nên chúng phản xạ nhiệt của mặt trời nhiều hơn.

Những ý tưởng ‘làm mát’ Trái Đất nào đã được áp dụng trên hành tinh? - Ảnh 4
Một chiếc thuyền tạo mây trong tương lai. (Ảnh: Getty Images)

Việc phun nước biển vào không khí giúp tạo ra nhiều tâm điểm để mây ngưng tụ. Dần dần những đám mây tích tụ sẽ lớn hơn và trắng hơn, nhờ vậy một phần tia sáng Mặt Trời sẽ được phản xạ đi thay vì được nước biển hấp thụ.

Các nhà khoa học cho rằng khoảng 1.500 con tàu có thể tạo ra những bóng mát tức thì, càng nhiều mây thì phản chiếu càng nhiều ánh sáng mặt trời.

Trang trại rong biển

Rong biển có họ hàng với tảo nước ngọt nhưng nó lại ở một vị trí cao quý hơn khi những nhà khoa học ủng hộ việc xây dựng trang trại rong biển như các bể hấp thụ carbon.

Theo Dự án phát triển làm sạch bằng rong biển của Đại học Quốc gia Pusan, Hàn Quốc, một nửa quá trình quang hợp (quá trình sử dụng ánh sáng mặt trời để chuyển hóa carbon dioxide  thành năng lượng) của thế giới diễn ra tại các đại dương. Quá trình này chủ yếu xảy ra ở thực vật biển nhỏ được gọi là thực vật phù du (hay thực vật nổi).

Những ý tưởng ‘làm mát’ Trái Đất nào đã được áp dụng trên hành tinh? - Ảnh 5
Các trang trại rong biển góp phần cô lập carbon, ngăn chặn Trái Đất nóng lên. (Ảnh minh họa)

Rong biển có thể dễ dàng được nuôi trồng dọc theo bờ biển. Đó là một giải pháp khả thi mà các nhà khoa học cần tính đến để nâng cao quá trình hấp thụ carbon của biển.

Ngoài ra, các trang trại rong biển còn góp phần cô lập carbon, giảm thiểu biến đổi khí hậu. Rong tảo biển trong cơ cấu thức ăn chăn nuôi cũng có thể làm giảm sự phụ thuộc của nhiều quốc gia vào lượng đậu nành nhập khẩu, góp phần vào cuộc chiến chống phá rừng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững, việc làm và kinh tế sinh học ở các khu vực ven biển.

Gieo sắt vào đại dương

Các nhà khoa học cho rằng, bổ sung thêm sắt vào đại dương nhằm khuyến khích sự phát triển của các loài thực vật phù dù có khả năng hấp thụ CO2.

Những ý tưởng ‘làm mát’ Trái Đất nào đã được áp dụng trên hành tinh? - Ảnh 6
Các hạt sắt giúp kích thích sự phát triển của thực vật nổi ở biển, để chuyển hóa CO2 trong quá trình quang hợp. (Ảnh: NASA)

Hàng loạt thử nghiệm gieo hạt sắt trên khắp thế giới đã được tiến hàng và thu được thành công nhất định. Hiện nay, các nhà khoa học đang lên kế hoạch thực hiện những thử nghiệm lớn hơn.

Thúc đẩy sáng tạo và nghiên cứu phương pháp geoengineering là rất quan trọng vì nhiều kế hoạch sẽ có giá trị bền vững lâu dài. Nhưng cả MacCracken và Therstrom đều đồng ý rằng geoengineering có thể chỉ là lựa chọn chấp nhận được khi bắt buộc phải dùng đến.

"Chiếc dù" khí sulfur

Các nhà khoa học cho rằng có thể tác động vào núi lửa nhân tạo để tạo ra những vụ phun trào, đưa một lượng sulfur (lưu huỳnh, thành phần có trong tro núi lửa) vào bầu khí quyển và cố định ở vị trí thích hợp.

Những ý tưởng ‘làm mát’ Trái Đất nào đã được áp dụng trên hành tinh? - Ảnh 7
Kích thích núi lửa tạo ra các phân tử sulfur có thể tạo ra một bóng mát lớn cho Trái Đất. (Ảnh: Kyodo News)

Các phân tử sulfur phản xạ ánh sáng và nhiệt từ mặt trời trở lại không gian và có thể tạo ra một bóng mát lớn cho Trái Đất.

"Tấm khiên" chống mặt trời

Một phương án độc đáo hơn là dựng một tấm kính mờ khổng lồ cũng tại vị trí cân bằng trong không gian giữa trọng lực Trái Đất và lực hấp dẫn của mặt trời. Tấm kính có thể rộng bằng diện tích Ấn Độ giúp phản chiếu lại ánh sáng mặt trời đến Trái Đất.

Những ý tưởng ‘làm mát’ Trái Đất nào đã được áp dụng trên hành tinh? - Ảnh 8
"Tấm khiên" giúp phản chiếu lại ánh sáng mặt trời đến Trái Đất. (Ảnh: UA Steward Observatory)

Vì đặt một khối kính khổng lồ trên không gian trong thực tế là điều không tưởng, do đó phi hành gia Roger Angel cho rằng có thể thay thế bằng hàng tỉ miếng nhỏ khoảng 60 cm và rất mỏng.

Lan Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Những ý tưởng ‘làm mát’ Trái Đất nào đã được áp dụng trên hành tinh?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong cảnh báo sớm thiên tai
Bộ Tài nguyên và Môi trường đặt mục tiêu nâng cao độ tin cậy dự báo khí tượng thủy văn hàng ngày trong điều kiện thời tiết bình thường. Đáng chú ý sẽ nâng cao độ tin cậy dự báo khí tượng thủy văn bằng ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Việt Nam quyết tâm sản xuất hydrogen xanh
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định số 165/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tin mới

GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.