Thứ sáu, 22/11/2024 00:12 (GMT+7)
Thứ tư, 20/03/2024 06:51 (GMT+7)

Ngành nhiên liệu hóa thạch phải “đóng quỹ” tài chính khí hậu của Liên hợp quốc

Theo dõi KTMT trên

Tại hội nghị ở Brussels (Bỉ) hôm 18/3, Ngoại trưởng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) cho rằng ngành nhiên liệu hóa thạch cũng phải tham gia vào việc đóng góp tài chính để chống biến đổi khí hậu.

Cụ thể, đại diện EU nhận định ngành nhiên liệu hóa thạch phải hành động để chung tay hỗ trợ các quốc gia nghèo hơn triển khai các biện pháp chống biến đổi khí hậu theo mục tiêu của Liên hợp quốc thông qua việc đóng góp vào quỹ tài chính khí hậu. 

Để giải quyết những khoản chi ngày càng tăng nhằm ứng phó với các đợt nắng nóng, hạn hán nghiêm trọng và mực nước biển dâng, EU đang chứng minh rằng mục tiêu tài chính khí hậu mới không thể chỉ do khu vực công thực hiện.

EU kêu gọi các nguồn tài chính bổ sung, mới và sáng tạo từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch và các ngành phát thải cao khác. Các nền kinh tế mới nổi, những nước phát thải CO2 cao và cả những quốc gia giàu có tính theo bình quân đầu người cũng phải đóng góp cho mục tiêu tài chính khí hậu mới của Liên hợp quốc.

Ngành nhiên liệu hóa thạch phải “đóng quỹ” tài chính khí hậu của Liên hợp quốc - Ảnh 1
Ngành nhiên liệu hóa thạch phải “đóng quỹ” tài chính khí hậu của Liên hợp quốc.

Dự kiến tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra vào tháng 11 tới là thời hạn chót để các quốc gia nhất trí về mục tiêu toàn cầu mới - số tiền mà các nước công nghiệp giàu có phải đóng góp để hỗ trợ những nước nghèo hơn ứng phó với những tác động nghiêm trọng nhất của tình trạng biến đổi khí hậu. Việc xác định những quốc gia nào phải đóng góp cũng được cho là vấn đề then chốt tại sự kiện này.

Mục tiêu tài chính khí hậu mới dự kiến sẽ lớn hơn nhiều so với cam kết hiện tại của Liên hợp quốc rằng các nước giàu sẽ cung cấp 100 tỷ USD mỗi năm kể từ năm 2020, điều mà họ chưa thực hiện đúng thời hạn.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho rằng nhu cầu đầu tư thực tế vào các hành động khí hậu ở các quốc gia nghèo có thể lên tới 1.000 tỷ USD/năm từ nay đến năm 2025.

Trước đó, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres ngày 1/3 kêu gọi cải cách hệ thống tài chính quốc tế để hỗ trợ các nước đang phát triển và đạt được "công bằng về khí hậu."

Tổng thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh rằng hệ thống tài chính toàn cầu không thể cung cấp nguồn tài chính dài hạn hợp lý cho các quốc gia có nhu cầu. Mục tiêu phát triển bền vững đang "mờ dần" khi hàng triệu người trong khu vực phải chịu cảnh nghèo đói.

Ông cũng kêu gọi các quốc gia cùng "đoàn kết để đương đầu với tình trạng khẩn cấp về khí hậu, đe dọa đến sự tồn tại của các đảo quốc nhỏ đang phát triển." Mong muốn các quốc gia cam kết thực hiện những đóng góp mới ở cấp quốc gia vào năm 2025, phù hợp với việc hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C.

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) thuộc Liên Hợp Quốc cho biết các kỷ lục về nhiệt độ cao đã được thiết lập mới theo từng tháng trong 6 tháng cuối năm 2023 và xu hướng này có thể tiếp diễn trong năm nay do hiện tượng El Nino làm khí hậu ấm lên.

Ngày 13/12/2023, hội nghị COP28 đã đạt được thỏa thuận bắt đầu giảm mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo đó kêu gọi "chuyển đổi khỏi sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong các hệ thống năng lượng một cách công bằng, có trật tự và bình đẳng". 

Quá trình sẽ chuyển đổi theo hướng đưa thế giới đạt mức phát thải khí nhà kính về 0 vào năm 2050, trong khi thế giới được dự đoán sẽ đạt đỉnh về ô nhiễm carbon vào năm 2025. 

Kim Ngân

Bạn đang đọc bài viết Ngành nhiên liệu hóa thạch phải “đóng quỹ” tài chính khí hậu của Liên hợp quốc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới

Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản quy định tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản về việc đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản theo thẩm quyền quy định chi tiết việc thực hiện Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật.