Thứ hai, 06/05/2024 08:05 (GMT+7)
Thứ tư, 13/12/2023 17:33 (GMT+7)

COP28 đạt được thỏa thuận về loại bỏ nhiên liệu hóa thạch sau khi “tăng ca”

Theo dõi KTMT trên

Ngày 13/12, hội nghị COP28 đã đạt được thỏa thuận bắt đầu giảm mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Đây là thành đáng khen ngợi sau khi cuộc đàm phán về khí hậu COP28 phải kéo dài hơn so với kế hoạch ban đầu.

Sau 2 tuần đàm phán khó khăn và nhiều tranh cãi, 200 nước tham dự Hội nghị COP28 đã đi tới thỏa thuận chung. Theo đó kêu gọi "chuyển đổi khỏi sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong các hệ thống năng lượng một cách công bằng, có trật tự và bình đẳng". 

Quá trình sẽ chuyển đổi theo hướng đưa thế giới đạt mức phát thải khí nhà kính về 0 vào năm 2050, trong khi thế giới được dự đoán sẽ đạt đỉnh về ô nhiễm carbon vào năm 2025. 

Văn bản này cũng kêu gọi tăng gấp 3 lần công suất năng lượng tái tạo trên toàn cầu vào năm 2030, đẩy nhanh nỗ lực giảm sử dụng than và tăng tốc các công nghệ như thu giữ và lưu trữ carbon để có thể làm sạch các ngành công nghiệp khó khử carbon.

COP28 đạt được thỏa thuận về loại bỏ nhiên liệu hóa thạch sau khi “tăng ca” - Ảnh 1
Thỏa thuận mới của hội nghị COP28 được nhiều nhà khoa học đánh giá cao.

Việc hội nghị đạt được thỏa thuận quan trọng này được cho là sẽ gửi thông điệp mạnh mẽ đến các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách về mong muốn từ bỏ nhiên liệu hóa thạch. Đây là điều mà các nhà khoa học cho rằng là cơ may tốt nhất cuối cùng để ngăn chặn các thảm họa khí hậu. 

Giám đốc phụ trách chính sách năng lượng và khí hậu của Liên minh các nhà khoa học Mỹ, bà Rachel Cleetus, cho rằng đây chính là một bước cải tiến rõ rệt so với nhiều chỉ trích trước đó. Chủ tịch COP28 Sultan Al Jaber gọi đây là một thỏa thuận "lịch sử". Tuy nhiên thành công hay không còn phụ thuộc vào việc chúng ta sẽ thực hiện nó như thế nào.

Bộ trưởng Ngoại giao Na Uy Espen Barth Eide đánh giá thỏa thuận mới là lần đầu tiên cả thế giới chung tay xây dựng một văn bản rõ ràng như vậy về sự cần thiết phải chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch.

Ngoài nội dung mới về nhiên liệu hóa thạch, thỏa thuận này còn đề cập đến sự khó khăn về tài chính để giúp các quốc gia nghèo hơn thích ứng với biến đổi khí hậu mà vẫn thải ra ít cacbon hơn. Cụ thể chương trình Môi trường Liên hợp quốc ước tính các quốc gia đang phát triển cần khoảng 194 - 366 tỷ USD mỗi năm để thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trước đó Chủ tịch COP28 Sultan Al Jaber đã công bố một bản dự thảo mới, trong đó tập trung vào việc “giảm” hoạt động sản xuất và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch để đạt được mục tiêu đến năm 2050 đưa lượng khí thải ròng về 0. Đáng chú ý bản dự thảo không yêu cầu phải có hành động đối với nhiên liệu hóa thạch, mà chỉ đưa ra các biện pháp mà các nước “có thể” thực hiện.   

Trước dự thảo mới này, Chủ tịch COP28 nhận phải không ít ý kiến trái chiều từ các nhà hoạt động môi trường, cho rằng ông đã quá tham vọng cao về nhiên liệu hóa thạch. Trong khí đó các đảo quốc nhỏ cho rằng UAE đã phớt lờ lợi ích của các nước này.

Nhât Hạ

Bạn đang đọc bài viết COP28 đạt được thỏa thuận về loại bỏ nhiên liệu hóa thạch sau khi “tăng ca”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới