Thứ sáu, 22/11/2024 12:03 (GMT+7)
Thứ ba, 20/12/2022 06:56 (GMT+7)

Năm 2050 mục tiêu phát thải ròng bằng 0: Thách thức từ việc tiết kiệm năng lượng

Theo dõi KTMT trên

Kỳ vọng sẽ loại bỏ toàn bộ các nhà máy điện than vào năm 2040. Các loại hàng hóa được sản xuất từ nhiên liệu sạch và giảm phát thải carbon, 70% sản lượng điện toàn cầu đến từ điện gió và điện mặt trời.

Thách thức và cơ hội trong nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính

Nhiều thách thức và cơ hội trong nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính từ việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng tại Việt Nam. Giải pháp về quản trị, cơ chế, chính sách, các vấn đề về tài chính, công nghệ, kỹ thuật và lộ trình giảm phát thải… đang là đòi hỏi cấp bách. Để thực hiện, Việt Nam đang nỗ lực hiện thực hóa cam kết mạnh mẽ của mình về giảm mức phát thải thông qua chuyển dịch năng lượng công bằng và bền vững, tiết kiệm và hiệu quả.

Ông Hoàng Văn Tâm, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững – Bộ Công thương chia sẻ về những thách thức và cơ hội trong nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính từ việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng tại Việt Nam cho biết, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công nghiệp – Thuận lợi và khó khăn trên lộ trình đóng góp vào mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Xu thế toàn cầu hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Năm 2050 mục tiêu phát thải ròng bằng 0: Thách thức từ việc tiết kiệm năng lượng - Ảnh 1
Việt Nam đang nỗ lực hiện thực hóa cam kết mạnh mẽ của mình về giảm mức phát thải thông qua chuyển dịch năng lượng công bằng. (Ảnh minh họa)

Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) cho hay, các ngành điện, nhiệt, công nghiệp, giao thông và xây dựng - 4 lĩnh vực làm gia tăng phát thải khí nhà kính, để đạt được mục tiêu đưa phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 sẽ là giảm theo từng ngành, lĩnh vực. Theo đó lộ trình sẽ theo từng giai đoạn:

Giai đoạn 2020-2025: ngay từ năm 2020, các tổ chức quốc tế không giao dịch các dự án lò hơi dùng nhiên liệu hóa thạch; Không phê duyệt các dự án nhiệt điện than mới. Đó là những tín hiệu, chính sách quan trọng. Tại COP21 ở Paris, OECD đã tuyên bố ngừng cung cấp tài chính cho các dự án nhiệt điện sử dụng than. Từ đó, Việt Nam cũng đã nghiên cứu, tính toán nguồn lực phát triển các dự án điện than.

Giai đoạn Đến 2030: 60% xe ôtô bán ra là xe điện, do đó vừa qua có quyết định chuyển đổi năng lượng trong giao thông và giao các đơn vị tham gia vào quá trình phát triễn xe điện ở Việt Nam như hệ thống nhiên liệu, trạm sạc điện cho các phương tiện giao thông. Đến năm 2030 trình diễn công nghệ sạch trong các ngành công nghiệp nặng nên cần có sự đột phá trong công nghệ; Bổ sung 1 tỷ GWh NLTT mỗi năm nên có thể nói đến năm 2030 năng lượng tái tạo sẽ phát triển mạnh mẽ. Do đó cũng đến năm 2030, các quốc gia phát triển toàn cầu sẽ loại bỏ nhiệt điện than hoàn toàn.

Giai đoạn đến 2035: Theo tính toán của các tổ chức quốc tế sẽ có bước tiến mạnh mẽ và phạm vi rộng lớn hơn. Hầu hết thiết bị điện và làm lạnh bán ra thị trường có hiệu suất cao nhất; 50% xe tải trọng lớn chạy bằng điện nên không chỉ các phương tiện công cộng mà các phương tiện chở hàng hóa cũng chạy bằng điện; Không bán xe chạy xăng ra thị trường; Tất cả các động cơ điện trong công nghiệp hiệu suất cao nhất. Phát thải bằng 0 trong ngành điện ở các nước phát triển.

Giai đoạn đến 2040: 50% tòa nhà đạt mức phát thải; 50% nhiên liệu vận tải hàng không mức phát thải thấp; 90% các ngành công nghiệp nặng được đầu tư công nghệ trình độ cao nhất; Tiến tới đạt phát thải 0 trong ngành điện trên toàn cầu; Kỳ vọng sẽ loại bỏ toàn bộ các nhà máy điện than vào năm 2040. Các loại hàng hóa được sản xuất từ nhiên liệu sạch và giảm phát thải carbon, 70% sản lượng điện toàn cầu đến từ điện gió và điện mặt trời.

Nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng cao

Nhu cầu năng lượng các ngành công nghiệp của Việt Nam đến năm 2030: Các ngành công nghiệp chiếm đến 54% tổng nhu cầu tiêu thụ năng lượng cuối cùng vào năm 2030; Nhu cầu năng lượng sẽ tăng lên 204% vào năm 2030 tăng lên 204% vào năm 2030 trong đó lớn nhất sẽ tập trung vào các ngành công nghiệp xây dựng, xi măng, phân bón và một số ngành công nghiệp khác.

Nhu cầu tiêu thụ năng lượng đến năm 2030 là sử dụng nhiên liệu chủ yếu gồm than, điện, nhiên liệu sinh khối và khí.

Ông Tâm nói về những thuận lợi chia sẻ: Việt Nam có hành lang pháp lý vững vàng được thể hiện qua Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả gồm: Nghị định số 21/2011/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thực hiện Luật TKNL Nghị định số 17/2022/NĐ-CP bổ sung một số điều NĐ 134/2013/NĐ- CP (sử dụng NL TK&HQ); Thông tư quy định định mức tiêu hao năng lượng trong các ngành công nghiệp (Thép, hóa chất, giấy, mía đường, nhựa, chế biến thủy hải sản,...) đã được ban hành;

Chương trình quốc gia về sử dụng NL TKHQ giai đoạn 2019-2030 (VNEEP3); Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hàng năm về danh mục các cơ sở tiêu thụ năng lượng trọng điểm; Công nghệ về TKNL ngày càng phát triển Thị trường các thiết bị điện hiệu suất cao ngày càng phát triển; TKNL là xu thế chung của thế giới; Nhận thức của xã hội về TKNL ngày càng cao; Các vấn đề năng lượng trong bối cảnh biến đổi khí hậu và khủng hoảng năng lượng đã làm nổi bật vai trò của TKN; Các nguồn lực tài chính quan tâm đến các dự án xanh, giảm phát thải khí nhà kính (Các chương trình, dự án quốc tế về TKNL); Sự hỗ trợ của nhà nước đối với hoạt động TKNL (VNEEP3).

Cùng với đó còn những khó khăn, vướng mắc như: Khó khăn Nguồn lực tài chính và cơ chế khuyến khích cho đầu tư TKNL chưa tương xứng với nhu cầu; Nhận thức của bộ phận doanh nghiệp, đặc biệt là người đứng đầu chưa cao. Các chính sách về giá năng lượng chưa tạo động lực cho đầu tư về TKNL; Năng lực triển khai các giải pháp và dự án đầu tư TKNL còn hạn chế.

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là công cụ quan trọng góp phần đạt được mục tiêu phát thải bằng "0" trên phạm vi toàn cầu trong đó có Việt Nam. Nếu thực hành tiết kiệm năng lượng sẽ đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; giảm áp lực nguồn cung năng lượng; cải thiện chất lượng môi trường và giảm phát thải khí nhà kính; đóng góp cho mục tiêu phát thải ròng bằng "0".

Giá năng lượng trong thời gian tới cũng phải điều chỉnh mới bù đắp chi phí cho nhà sản xuất, tạo động lực cho các doanh nghiệp đầu tư vào các giải pháp tiết kiệm năng lượng, cũng như thực hiện tốt hơn quy định về tiết kiệm năng lượng.

Việc trồng rừng nhằm tận dụng nguồn tài chính từ tín chỉ các bon, nếu chúng ta có thị trường các - bon minh bạch sẽ đóng góp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone, đặc biệt cộng đồng và doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trong việc giúp Việt Nam đạt các mục tiêu giảm thiểu phát thải khí nhà kính, để thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Huyền Diệu

Bạn đang đọc bài viết Năm 2050 mục tiêu phát thải ròng bằng 0: Thách thức từ việc tiết kiệm năng lượng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tiêu hủy 5 cá thể hổ đã chết tại Hà Tĩnh
Ngày 26/8, Hội đồng tiêu hủy vật chứng tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã tiến hành tiêu hủy 5 cá thể hổ đã chết vốn là tang vật trong một vụ án buôn bán động vật hoang dã.

Tin mới