Thứ sáu, 29/03/2024 05:41 (GMT+7)
Thứ bảy, 18/12/2021 16:00 (GMT+7)

Năm 2022 phấn đấu diện tích nhà ở bình quân đạt 25,5 m2/người

Theo dõi KTMT trên

Ngành Xây dựng vừa tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2021 và triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2022.

Năm 2021, dù ảnh hưởng của dịch Covid-19, kinh tế Việt Nam đã có bước chuyển biến tích cực từ quý IV năm 2021, trong đó có ngành Xây dựng. Cụ thể, giá trị tăng thêm ngành xây dựng ước quý IV/2021 tăng 33% so với quý III/2021. Trong đó, hoạt động xây dựng chuyên dụng ước tăng 51%, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng ước tăng 39%, xây dựng nhà ở các loại ước tăng 25%.

Mặc dù có sự tăng trưởng khá trong quý IV nhưng các tháng đầu năm bị ảnh hưởng do dịch bệnh nên nhìn chung giá trị tăng thêm ngành Xây dựng năm 2021 ước thực hiện vẫn tương đương so với năm 2020, đây là một kết quả khá tích cực.

Năm 2022 phấn đấu diện tích nhà ở bình quân đạt 25,5 m2/người - Ảnh 1
Năm 2022 phấn đấu diện tích nhà ở bình quân đạt 25,5 m2/người. (Ảnh minh họa)

Về các dự án đầu tư sử dụng vốn đầu tư công, năm 2021, giá trị lũy kế giải ngân vốn công đã được phân bổ từ 1/1/2021 đến ngày 15/12/2021 là 193,601 tỉ đồng, đạt 28,8% kế hoạch năm 2021.

Bộ Xây dựng đã và đang triển khai đồng bộ một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân, hoàn thành 100% kế hoạch năm 2021 như: Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công; Tập trung thực hiện công tác nghiệm thu, thanh toán ngay khi có khối lượng; Rà soát để phát hiện các quy định chưa phù trong thực tế hoạt động xây dựng để tổng hợp đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung; Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành, kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo chất lượng công trình, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Về chỉ tiêu trong năm 2022, ngành Xây dựng phấn đấu, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất xây dựng ước 4,96-5,56%. Diện tích nhà ở bình quân cả nước phấn đấu đạt 25,5 m2/người. Tỉ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt 41,5-42%. Tỉ lệ người dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung trên 94%. Tỉ lệ thất thoát thất thu nước sạch giảm dưới 16,5%. Tỉ lệ tổng lượng nước thải được thu gom và xử lý đạt 16%.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, Bộ Xây dựng sẽ quyết tâm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc nghiên cứu, hình thành các công cụ quản lý, cơ chế chính sách mới để nâng cao về hiệu quả quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực: Quy hoạch, kiến trúc; Hoạt động xây dựng; Phát triển đô thị; Hạ tầng kỹ thuật; Nhà ở, bất động sản; Vật liệu xây dựng; Tái cơ cấu ngành và doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp.

Trong đó tập trung thực hiện 3 khâu đột phá của ngành Xây dựng: Hoàn thiện thể chế pháp luật về xây dựng để tăng cường công tác quản lý nhà nước đồng thời tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng, phân cấp mạnh cho địa phương; Tập trung cho công tác quy hoạch, quản lý phát triển đô thị; Đẩy mạnh công tác quản lý phát triển nhà ở, thị trường bất động sản.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ghi nhận, ngành Xây dựng tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng, giá trị sản xuất toàn ngành vẫn tăng so với năm 2020. Trong điều kiện dịch bệnh ảnh hưởng lớn nhưng hầu hết các chỉ tiêu quản lý ngành đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Công tác xây dựng thể chế được tập trung thực hiện và đạt được kết quả nổi bật. Qua thống kê, số lượng hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính gửi về cơ quan chuyên môn về xây dựng của Bộ Xây dựng xử lý giảm qua từng năm và đã giảm mạnh vào năm 2021 (chỉ bằng 50% so với năm 2020) cho thấy các giải pháp phân cấp phân quyền đã phát huy hiệu quả, tạo sự chủ động cho các địa phương.

Các hoạt động quy hoạch – kiến trúc và quản lý phát triển đô thị tiếp tục được quan tâm, thực hiện có hiệu quả. Công tác quản lý đầu tư xây dựng có những chuyển biến quan trọng; Chất lượng công trình cơ bản được kiểm soát, đảm bảo an toàn công trình; Công tác thanh tra, kiểm tra; Thẩm tra, thẩm định thiết kế - dự toán, nghiệm thu công trình và quản lý năng lực các chủ thể hoạt động xây dựng được thực hiện nghiêm túc, góp phần hạn chế thất thoát lãng phí, kịp thời ngăn ngừa các rủi ro về chất lượng và an toàn công trình.

Phó Thủ tướng đánh giá cao thời gian qua Bộ Xây dựng phối hợp tốt với Bộ Giao thông vận tải đã nghiệm thu đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Bộ Xây dựng với tinh thần trách nhiệm cao, bản lĩnh, có năng lực, trình độ trong chức năng thẩm định, kiểm tra, nghiệm thu công trình. Hiện công trình đã vận hành tốt, người dân phấn khởi. Bên cạnh đó, một loạt dự án Bộ Xây dựng nghiệm thu trong thời gian qua chất lượng cũng rất tốt.

Bộ Xây dựng đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương theo dõi, kiểm soát chặt chẽ diễn biến thị trường bất động sản, nhất là những thời điểm thị trường bất động sản có biến động bất thường; Chủ động đề xuất với Chính phủ và triển khai các giải pháp góp phần duy trì sự ổn định và tăng trưởng của thị trường bất động sản.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Thủ tướng cũng nêu lên ngành Xây dựng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần phải tập trung khắc phục trong thời gian tới.

Xuân Hòa

Bạn đang đọc bài viết Năm 2022 phấn đấu diện tích nhà ở bình quân đạt 25,5 m2/người. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hà Nội dự kiến xây đường tàu dọc 2 bờ sông Hồng
Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, Thủ đô sẽ nghiên cứu hệ thống xe buýt hiện đại hoặc tuyến monorail (hệ thống đường tàu một ray) chạy ven 2 bờ sông Hồng để kết hợp du lịch, cảnh quan.

Tin mới

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công
Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.