Thứ năm, 02/05/2024 19:14 (GMT+7)
Thứ tư, 11/10/2023 11:45 (GMT+7)

Lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực rộng bằng tổng diện tích hai nước Nga và Trung Quốc

Theo dõi KTMT trên

Cơ quan Vũ trụ châu u (ESA) cho biết lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực đã mở rộng 26 triệu km vuông, kích thước lớn nhất được ghi nhận từ trước đến nay.

Theo trang tin Live Science, các chuyên gia đánh giá vụ phun trào núi lửa Tonga vào đầu năm 2022 có thể chính là nguyên nhân khiến lỗ thủng trong tầng ozone mở rộng ra. Sức mạnh của núi lửa Tonga mạnh gấp 100 lần quả bom nguyên tử Mỹ từng thả xuống Hiroshima, được ghi nhận là đợt phung trào cao nhất từng ghi nhận vào tháng 1/2022. Thời điểm đó nhiều quốc gia đã phải phát đi cảnh báo sóng thần. 

Lỗ thủng tầng ozone tại Nam Cực năm 2023. 

Hiện tượng El Nino năm nay cũng được cho là có “đóng góp” vào việc khiến cho lỗ thủng tầng ozone ngày một lớn hơn. Tuy nhiên chưa có công bố khoa hoặc hoặc mối liên hệ rõ ràng. 

Trước lo ngại của về tác động của lỗ thủng tầng ozone, các chuyên gia đã nhanh chóng trấn an và tin rằng không lý do để ta phải sợ hãi. Bởi lẽ khu vực dưới lỗ thủng phần lớn không có người sinh sống và sẽ đóng lại hoàn toàn trong một vài tháng tới. 

Hình ảnh 3D của lỗ thủng tầng ozone. 

Vào tháng 8-2022, một nhóm các nhà khoa học đã cảnh báo vụ phun trào có thể gây mất ổn định tầng ozone, khi giải phóng 50 triệu tấn nước lên tầng trên của bầu khí quyển Trái Đất, tương đương với việc nước trong bầu khí quyển tăng 10%.

Lỗ thủng tầng ozone đã đạt kích thước cực đại vào ngày 16-9, lên tới 26 triệu km2. Diện tích này tương đương tổng diện tích của hai quốc gia rộng lớn nhất thế giới là Nga và Trung Quốc cộng lại, gần bằng diện tích của lục địa Bắc Mỹ. 

Đáng chú ý, diện tích của nó rộng gấp đôi Nam Cực, lục địa có mà lỗ thủng tầng ozone này đang hiện hữu. Điều này có thể đe dọa đến tấm chắn bảo vệ sự sống của Trái Đất, bức xạ cực tím có thể ở mức báo động, ảnh hưởng đến toàn cầu. 

Lỗ thủng tầng ozone năm 2023 đã xuất hiện và phát triển nhanh chóng từ giữa tháng 8. Đây cũng là một trong những lỗ thủng tầng ozone lớn nhất từng được ghi nhận. 

Vào năm 1985, các nhà nghiên cứu phát hiện những lỗ thủng lớn xuất hiện ở tầng ozone phía trên các vùng cực của Trái đất. Đến năm 1989, cộng đồng quốc tế cấm CFC, giúp nồng độ ozone phục hồi theo thời gian. Dẫu vậy lỗ thủng vẫn xuất hiện vào mùa đông ở mỗi bán cầu.

Hội đồng Quản lý dịch vụ khẩn cấp và cứu hỏa của Australia và New Zealand (AFAC), các đám cháy rừng vào mùa Hè 2019-2020 đã thiêu rụi hơn 17 triệu ha đất rừng khắp miền Đông Australia. Ước tính các đám cháy rừng đã thải ra 270 triệu tấn CO2 chỉ trong 4 tháng.

Bà Clare Murphy, Giám đốc Trung tâm Hóa học khí quyển tại Đại học Wollongong cho rằng các đám cháy rừng chỉ gây ra tác động nhỏ so với hậu quả của hành động tàn phá thiên nhiên khác đối với các tầng thấp của khí quyển. Do đó, con người cần xem xét tác động của các đám cháy trong bối cảnh rộng lớn hơn.

Theo Cơ quan Giám sát khí quyển Copernicus (CAMS) của Liên minh châu Âu (EU), các vụ cháy rừng trong năm 2021 đã thải 1,76 tỷ tấn carbon vào bầu khí quyển Trái Đất, nhiều hơn gấp 2 lần lượng phát thải khí CO2 hằng năm của Ðức.

Phạm Thu

Bạn đang đọc bài viết Lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực rộng bằng tổng diện tích hai nước Nga và Trung Quốc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Giá xăng tăng nhẹ trở lại
Tại kỳ điều hành giá xăng, dầu chiều ngày 2/5, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định tăng thêm 40 đồng/lít đối với xăng RON95-III và tăng 08 đồng/lít với xăng E5RON92.