Thứ tư, 01/05/2024 08:33 (GMT+7)
Thứ tư, 10/08/2022 14:00 (GMT+7)

Không nên mang chai nhựa, túi nilon đến các điểm du lịch?

Theo dõi KTMT trên

Trong chiến lược phát triển du lịch bền vững, chính quyền huyện đảo Cô Tô đề nghị du khách không mang chai nhựa, túi nilon từ ngày 1/9.

Huyện Cô Tô có địa giới hành chính bao gồm các hòn đảo ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, cách đất liền 60 hải lý. Toàn huyện có 30 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó ba đảo lớn nhất là đảo Cô Tô Lớn, đảo Thanh Lân và đảo Trần.

Để xây dựng môi trường du lịch xanh bền vững, UBND huyện Cô Tô sẽ triển khai thí điểm quy định du khách sẽ không được mang chai nhựa, túi nylon, các vật liệu có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường khi đi du lịch đến huyện đảo này từ 01/9.

Việc thí điểm sẽ được triển khai trong khoảng vài tháng, sau đó sẽ tổng kết để tiến tới áp dụng chính thức quy định này bởi hiện nay tại huyện đảo các nhu yếu phẩm cơ bản đã được chuẩn bị đầy đủ để có thể đáp ứng nhu cầu của du khách.

Không nên mang chai nhựa, túi nilon đến các điểm du lịch? - Ảnh 1
Thí điểm quy định du khách sẽ không được mang chai nhựa, túi nylon, các vật liệu có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường khi đi du lịch. (Ảnh minh họa)

Theo bà Nguyễn Thanh Thái, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện đảo Cô Tô cho hay: "Biện pháp trước mắt là tuyên truyền để du khách hợp tác. Nếu họ đã mang chai nhựa, túi nilon đến bến tàu thì đề nghị để lại trên trên tàu, khi rời đảo sẽ lấy lại. Trên đảo không thiếu đồ ăn, nước uống, giá cũng không đắt nên không cần mang gì ra cả. Tuy nhiên, nếu du khách không chịu thì cũng không cấm".

Cô Tô là một đảo lớn Quảng Ninh với khoảng 5.000 dân. Với vẻ đẹp hoang sơ, Cô Tô đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Theo thống kê của ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh, tính đến tháng 7/2022, huyện đảo Cô Tô đã đón hơn 162.000 lượt khách, con số này gấp 4 lần năm 2021. Đảo dự kiến đón hơn 200.000 lượt khách trong năm 2022.

Huyện Cô Tô cũng kêu gọi mỗi người dân trên đảo cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia, tổ chức các hoạt động chống rác thải nhựa bằng các hành động cụ thể, thiết thực. Trong đó, thay đổi thói quen, nói không với các sản phẩm nhựa sử dụng một lần, túi nylon thông qua việc mua sắm, trong sinh hoạt, làm việc, lao động thường ngày; sử dụng thay thế bằng các loại sản phẩm thân thiện với môi trường. Tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường tại nơi sinh sống.

Nước từ chai nhựa có thật sự tốt cho sức khỏe?

Theo thông tin trước đó cho biết, từ dữ liệu của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, tại Mỹ, trung bình mỗi người uống khoảng 114 lít nước đóng chai mỗi năm. Vậy, nước từ chai nhựa có thật sự tốt?

Nước đóng chai từ nhiều nguồn khác nhau. Điều đáng nói, ở nước khoáng đóng chai nhựa có thể chứa các hạt vi nhựa, ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn và môi trường.

Y tế Thế giới và Tổ chức Báo chí Phi lợi nhuận Orb Media, được Business Insider đưa tin năm 2019. “Những mảnh nhựa nhỏ này — mỏng hơn nhiều so với một sợi tóc của con người, chúng có mặt ở khắp mọi nơi”. Tiếp đó Business Insider giải thích, một người uống nước đóng chai tiêu thụ trung bình 10,4 hạt nhựa trong mỗi chai và những hạt vi nhựa này sau đó sẽ tồn tại rất lâu trong cơ thể của chúng ta, theo Eat This, Not That!

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, đã có nhiều nghiên cứu cho thấy hạt vi nhựa hoạt động như các chất hóa học gây rối loạn nội tiết, thúc đẩy quá trình viêm, dẫn đến các tác động tiêu cực đến sức khỏe, chúng tích tụ theo thời gian trong các cơ quan nội tạng như gan, thận và ruột.

Một nghiên cứu năm 2018 đăng tải trên Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, đã kiểm tra 11 sản phẩm nước đóng chai được bán rộng rãi từ 9 quốc gia, kết luận rằng 93% trong số 259 chai được lấy mẫu có chứa vi nhựa. Sự ô nhiễm này một phần do quá trình đóng gói và đóng chai.

Theo Healthline, một trong những nhược điểm chính của nước đóng chai là tác động đến môi trường. Từ xử lý và đóng chai đến vận chuyển và làm lạnh, nước đóng chai đòi hỏi một lượng lớn năng lượng. Trên thực tế, sản xuất nước đóng chai ở Hoa Kỳ đã sử dụng 4 tỷ pound (1,8 tỷ kg) nhựa chỉ trong năm 2016. Năng lượng đầu vào cần thiết để sản xuất số lượng đó bằng 64 triệu thùng dầu.

Hơn nữa, ước tính chỉ có 20% chai nước nhựa ở Hoa Kỳ được tái chế. Hầu hết kết thúc trong các bãi chôn lấp hoặc vứt xuống sông, chảy ra biển.

Điều này đặc biệt có vấn đề, vì chai nhựa đã được chứng minh là giải phóng chất độc khi chúng phân hủy, theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của du lịch, môi trường trên đảo bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lượng rác từ sinh hoạt và hoạt động du lịch, đặc biệt là rác thải nhựa. Để phát triển du lịch, Cô Tô đang đang phải cố gắng gồng mình từng ngày, từng giờ để làm sạch các bãi biển.

Huyền Diệu

Bạn đang đọc bài viết Không nên mang chai nhựa, túi nilon đến các điểm du lịch?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).