Thứ ba, 30/04/2024 18:28 (GMT+7)
Chủ nhật, 24/03/2024 10:22 (GMT+7)

Khám phá nét đẹp độc đáo của lễ hội làng cổ Bát Tràng

Theo dõi KTMT trên

Lễ hội truyền thống làng cổ Bát Tràng năm 2024 đã khai mạc vào ngày 23/3 và kéo dài đến hết ngày 25/3. Lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh nghề gốm truyền thống và thể hiện ước vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người dân địa phương.

Khám phá nét đẹp độc đáo của lễ hội làng cổ Bát Tràng - Ảnh 1
Lễ hội được tổ chức tại Đình Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm. Đình Bát Tràng là nơi thờ 6 vị thần có công trong việc giúp dân giữ nước, gồm: Bạch Mã Đại Vương, Phan Đại Tướng, Tràng Thuận Nghi Dung, Cai Minh Đại Vương, Lưu Thiên Tử Đại Vương, Hồ Quốc Thần Đại Vương.
Du khách tham quan gian triển lãm tại Trung tâm 
Khám phá nét đẹp độc đáo của lễ hội làng cổ Bát Tràng - Ảnh 2
Thông qua lễ hội, người dân trong làng cầu mong “Mưa thuận gió hòa” “Quốc thái dân an”,“ Dân sinh an lành hạnh phúc “ Sản xuất tiêu thụ hanh thông”, “Tăng cường khối đại đoàn kết”…
Khám phá nét đẹp độc đáo của lễ hội làng cổ Bát Tràng - Ảnh 3
Xưa kia, lễ hội kéo dài 15 ngày trong tháng hai âm lịch. Nhưng ngày nay, lễ hội chỉ tổ chức trong 3 ngày, 14, 15 và 16 tháng hai âm lịch.
Khám phá nét đẹp độc đáo của lễ hội làng cổ Bát Tràng - Ảnh 4
Khám phá nét đẹp độc đáo của lễ hội làng cổ Bát Tràng - Ảnh 5
Theo đó, lễ rước nước, tắm bài vị, rước bài vị được diễn ra từ Miếu Bát Tràng và rước về Đình Bát Tràng. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm với cờ phướn và kiệu đỏ rực rỡ giữ một vùng.
Khám phá nét đẹp độc đáo của lễ hội làng cổ Bát Tràng - Ảnh 6
Khám phá nét đẹp độc đáo của lễ hội làng cổ Bát Tràng - Ảnh 7
Mâm lễ dâng lên rất hoành tráng được gọi là tam chính gồm 1 con trâu tơ thui béo, 1 con dê thui béo, 1 con heo sữa quay.
Khám phá nét đẹp độc đáo của lễ hội làng cổ Bát Tràng - Ảnh 8
Mâm cỗ bao gồm 6 mâm cỗ mặn và 4 mâm xôi.
Khám phá nét đẹp độc đáo của lễ hội làng cổ Bát Tràng - Ảnh 9

Chủ tế lễ sau khi dâng lên thần sông sẽ đại diện cho nhân dân xin nước thiêng từ giữa sông Hồng và lọc qua tấm vải đỏ để rước về Đình cổ Bát Tràng

Khám phá nét đẹp độc đáo của lễ hội làng cổ Bát Tràng - Ảnh 10
Sau khi dân làng dâng lễ xong, hai đoàn rước thực hiện chương trình cấp thủy, rước nước và rước bộ.
Khám phá nét đẹp độc đáo của lễ hội làng cổ Bát Tràng - Ảnh 11
Khám phá nét đẹp độc đáo của lễ hội làng cổ Bát Tràng - Ảnh 12
Trong đó, lễ rước nước là nghi thức quan trọng nhất của lễ hội, phần nghi lễ được thực hiện nghiêm trang.
Khám phá nét đẹp độc đáo của lễ hội làng cổ Bát Tràng - Ảnh 13
Chủ tế lễ sau khi dâng lễ lên thần sông sẽ đại diện dân làng xin nước thiêng từ sông Hồng và lọc qua tấm vải đỏ để rước nước về Đình cổ Bát Tràng.
Khám phá nét đẹp độc đáo của lễ hội làng cổ Bát Tràng - Ảnh 14
Khám phá nét đẹp độc đáo của lễ hội làng cổ Bát Tràng - Ảnh 15
Còn đoàn rước bộ dâng hương tại Kim Trúc Tự, nhà thờ Bác Hồ, đền Mẫu Bản Hương.
Khám phá nét đẹp độc đáo của lễ hội làng cổ Bát Tràng - Ảnh 16
Lễ hội cũng là dịp để thế hệ sau này thể hiện sự tự hào và tưởng nhớ các bậc tổ nghiệp đã truyền dạy cách để tạo ra các sản phẩm thực sự tinh xảo mang tầm hồn người Việt.
Khám phá nét đẹp độc đáo của lễ hội làng cổ Bát Tràng - Ảnh 17
Qua đó, người dân cũng thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, gửi gắm khát vọng về cuộc sống luôn được hạnh phúc, no ấm.
Khám phá nét đẹp độc đáo của lễ hội làng cổ Bát Tràng - Ảnh 18
Với nhiều nét độc đáo, lễ hội truyền thống làng cổ Bát Tràng đã thu hút đông đảo du khách đến tham gia.

PV (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Khám phá nét đẹp độc đáo của lễ hội làng cổ Bát Tràng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thái Bình: Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh lúa gạo bền vững
UBND tỉnh Thái Bình vừa có văn bản yêu cầu các huyện, thành phố quan tâm một cách thiết thực, quản lý và sử dụng có hiệu quả cao quỹ đất sản xuất lúa của địa phương không để lãng phí nguồn lực đất đai. Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh lúa, gạo bền vững.
Khai thác du lịch bền vững Công viên địa chất Lạng Sơn
UBND tỉnh Lạng Sơn đã trình bộ hồ sơ lên UNESCO công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu, dự kiến cơ bản xong trước tháng 7/2024. Qua đó hướng tới mở cửa cho công chúng tham quan, khai thác phát triển du lịch bền vững.
Vị thế Việt Nam nhìn từ “tài sản” tự nhiên
Quả thực viết một bài báo ngắn về một đề tài lớn như vậy rất khó. Hơn nữa tôi chỉ là công dân bình thường làm gì có tầm nhìn đủ bao quát để tìm và chỉ ra những vị thế tài sản tự nhiên của Việt Nam.

Tin mới

Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).