Thứ bảy, 28/06/2025 00:39 (GMT+7)
Thứ bảy, 15/05/2021 15:58 (GMT+7)

Hung thủ bào mòn khí quyển Trái Đất

Theo dõi KTMT trên

Chỉ trong vòng 100 năm, độ dày của tầng bình lưu – lớp khí quyển thứ 2 từ dưới lên – có thể bị mỏng đi tới 1,4 km.

Nghiên cứu quốc tế mới vừa công bố trên Environmental Research Letters cho biết chỉ từ năm 1980 đến nay, độ dày của tầng bình lưu đã giảm 400 m và sẽ mỏng thêm 1.000 m nữa vào năm 2080 nếu như không có sự cắt giảm đáng kể lượng khí thải mà con người đang tạo ra.

Hung thủ bào mòn khí quyển Trái Đất - Ảnh 1
Hoàng hôn trên Ấn Độ Dương, với các tầng khí quyển hiện ra trong các màu sắc khác biệt. Màu vàng cam là tầng đối lưu, còn tầng bình lưu mang sắc trắng ửng hồng - (Ảnh: NASA)

Khí quyển Trái Đất gồm nhiều tầng, từ dưới lên là tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung gian, tầng điện ly. Trong đó tầng bình lưu kéo dài từ độ cao 20-60 km kể từ mặt đất. Theo The Times, nghiên cứu mới cho thấy sự co lại của tầng bình lưu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quỹ đạo của các vệ tinh, hiệu suất tổng thể của hệ thống định vị GPS và liên lạc vô tuyến, từ đó tác động nghiêm trọng đến nhiều hoạt động của con người.

Tiến sĩ Juan Anxel từ Đại học Vigo (Ourense, Tây Ban Nha) thành viên nhóm nghiên cứu, nhận định rằng tầng bình lưu đang thu hẹp là một tín hiệu rõ ràng về tình trạng khẩn cấp về khí hậu và ảnh hưởng trên quy mô hành tinh mà nhân loại đang phải gánh chịu. "Điều này chứng tỏ chúng ta đang làm rối tung bầu khí quyển lên tới 60 km" – ông nói.

The Guardian cho biết nghiên cứu đã xác định nguyên nhân chính làm mỏng tầng bình lưu là lượng CO2 khổng lồ mà con người thải ra thông qua các hoạt động sản xuất. Khí này khiến tầng đối lưu ngày càng cao lên và đẩy tầng bình lưu co lại.

Phát hiện mới này là một bằng chứng về tác động sâu sắc, mang tính tàn phá của con người lên hành tinh. Hồi tháng 4, một nghiên cứu khác chỉ ra rằng khủng hoảng khí hậu làm lệch trục Trái Đất, do sự tan chảy của các sông băng lớn khiến trọng lượng toàn cầu bị phân bổ lại

CO2 chỉ chiếm hơn 0,04% khí quyển nhưng lại mang tác động hết sức lớn. Ở thời điểm hiện tại, nồng độ CO2 trong khí quyển của Trái đất đang cao hơn bất kỳ thời kỳ nào trong lịch sử, và trách nhiệm chính nằm ở con người. Theo dự tính, nồng độ CO2 trong khí quyển có thể chạm ngưỡng 0,1% vào năm 2100, nghĩa là gấp 3 lần lượng khí thải ra trước thời kỳ Cách mạng Công nghiệp. Hiển nhiên, hệ quả gây ra sẽ là rất lớn.

Ánh Dương

Bạn đang đọc bài viết Hung thủ bào mòn khí quyển Trái Đất. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0937 68 8419 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Cá chết bất thường dưới cống thủy điện Kẻ Gỗ
Sau khi mở nước phục vụ sản xuất hè thu, hàng loạt cá mè từ hồ Kẻ Gỗ bị phát hiện chết trôi dạt về hạ lưu, với dấu hiệu bị đứt đầu và đuôi. Nguyên nhân ban đầu được cho là do cá bị hút vào hệ thống tua bin thủy điện.
Thanh Hóa: Agri-Vina được đưa lợn vào nuôi tăng đàn
Sau khi thực hiện phương án khắc phục sự cố môi trường của Trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao kết hợp trồng rừng tại xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh, UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép Công ty CPĐT nông nghiệp Agri–Vina được đưa lợn vào nuôi tăng đàn.
Hà Tĩnh: Đốt rơm rạ sau mùa gặt – lợi bất cập hại
Sau mỗi vụ gặt, nhiều cánh đồng ở Hà Tĩnh lại chìm trong làn khói dày đặc do người dân đốt rơm rạ để "làm sạch" ruộng đồng. Dù là một tập quán lâu đời, nhưng việc này đang gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng sức khỏe người dân và chất lượng đất nông nghiệp.

Tin mới