Thứ ba, 19/03/2024 10:31 (GMT+7)
Thứ bảy, 23/10/2021 09:26 (GMT+7)

Hơn 3.000 'núi rác' vẫn sừng sững, bao giờ Ấn Độ sẽ xanh hơn?

Theo dõi KTMT trên

Đầu tháng này, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vừa công bố chương trình xử lý rác thải quốc gia trị giá gần 13 tỉ USD, gồm xây dựng một số nhà máy xử lý chất thải để thay thế dần các bãi rác lộ thiên.

Thực trạng những núi rác tại Mumbai

Tại Mumbai, một phiên tòa đã diễn ra suốt 26 năm qua nhằm đóng cửa núi rác Deonar, nhưng hoạt động đổ chất thải tại đây vẫn tiếp diễn.

Những núi rác tại Deonar được tạo thành từ hơn 16 triệu tấn rác. Hiện có 8 núi rác trải dài trên diện tích hơn 121 ha và chúng được cho là những núi rác lớn nhất và lâu đời nhất tại Ấn Độ. Rác chất đống cao đến 36,5m. Thậm chí một vùng nước lớn đã hình thành ở phần rìa bên ngoài của núi rác và các khu ổ chuột đã mọc lên quanh đó.

Hơn 3.000 'núi rác' vẫn sừng sững, bao giờ Ấn Độ sẽ xanh hơn? - Ảnh 1
Hoạt động đổ chất thải tại đây vẫn tiếp diễn. (Ảnh minh họa)

Rác phân hủy thải ra khí độc như methane, hydrogen sulfide (H2S), carbon monoxide (CO). Vào năm 2016, một bãi rác đã bốc cháy trong vài tháng khiến khói bao trùm ở hầu hết thành phố Mumbai.

Các vụ cháy tại bãi rác tạo ra 11% số hợp chất độc hại, là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí trong thành phố, theo một nghiên cứu của cơ quan quản lý ô nhiễm của Ấn Độ.

Một nghiên cứu của Trung tâm Khoa học và Môi trường (CSE) có trụ sở tại Delhi công bố vào năm 2020 cho thấy, có đến 3.159 núi rác bao gồm đến 800 triệu tấn rác trên khắp Ấn Độ.

Những núi rác ở Ấn Độ từ lâu khiến giới chức và chính trị gia bức bối. Đầu tháng này, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi công bố chương trình xử lý rác thải quốc gia trị giá gần 13 tỉ USD, gồm xây dựng một số nhà máy xử lý chất thải để thay thế dần các bãi rác lộ thiên như ở Deonar.

Một số giải pháp trước đây cũng không giải quyết được vấn đề này

Năm 2012, tòa án Mumbai quyết định dỡ bỏ những ngôi nhà dọc 2 bên đường ống nước và di dời họ tới Mahul vì lý do an ninh và vệ sinh đối với nguồn nước của thành phố. 

Nhưng, người dân mất nhà không dễ dàng từ bỏ mảnh đất mà họ nhiều năm nương náu. Nhà chức trách phá hủy những ngôi nhà bất hợp pháp đến đâu, người dân lại quay trở lại dựng lên những ngôi nhà tạm tới đó. Cuộc giằng co cứ thế kéo dài trong nhiều năm.

Hơn 3.000 'núi rác' vẫn sừng sững, bao giờ Ấn Độ sẽ xanh hơn? - Ảnh 2
Bãi rác khổng lồ tại Ấn Độ. (Ảnh minh họa)

Tháng 9/2017, nhà chức trách thành phố đưa ra kế hoạch trị giá 45 triệu USD, xây dựng hai làn đường dành cho người đi bộ và đi xe đạp dọc đường ống dẫn nước Tansa. Con đường với tên gọi "Những bánh xe màu lá dọc con đường của nước" được xây dựng với hai mục tiêu: Ngăn cản các cư dân quay trở lại xây dựng nhà tạm bằng cách mở ra không gian công cộng dọc đường ống nước; Đồng thời tạo ra một con đường sạch sẽ và thân thiện với môi trường cho thành phố đông đúc Mumbai.

Tại Mahul, nước sạch là điều không tưởng. Nước sinh hoạt thường xuyên bị lẫn với dầu, gây ra những bệnh về tiêu hóa và dạ dày cho nhiều cư dân. 

"Tôi khiếu nại lên chính quyền thành phố, nhưng rồi họ nói họ không có đủ nguồn nhân lực để giải quyết vấn đề", Subhash Jadhav, một cư dân tại Mahul nói. Jadhav mắc bệnh đường ruột sau 3 tháng chuyển về Mahul.

Do không có một trường học nào, hàng trăm trẻ em tại Mahul không được đến trường. Trước sức ép của người dân, chính quyền thành phố đã lập ra một trường học tạm thời. Tuy nhiên, cư dân ở Mahul nói ngôi trường tạm này hoàn toàn "vô dụng".

"Học sinh 6 tuổi và 9 tuổi bị nhồi chung vào một lớp, học cùng một bài học. Những đứa lớn hơn thậm chí còn chẳng có trường lớp nào", Bilal Khan, một nhà hoạt động xã hội cho biết.

Bất cập khi chỉ có 1 nhà máy xử lý rác

Mumbai, thủ phủ thương mại và giải trí của Ấn Độ, có khoảng 20 triệu dân chỉ có một nhà máy xử lý rác. Và Mumbai hiện đang có các kế hoạch xây dựng một nhà máy xử lý rác thải thành năng lượng tại Deonar.

Thủ tướng Modi kỳ vọng kế hoạch này sẽ tạo ra công ăn việc làm mới và giúp thành phố này "xanh" hơn. Nhưng kế hoạch này lại khiến những người nhặt rác như Farha lo lắng vì họ đã sống bằng nghề này trong bao năm qua.

Thực tế là sau vụ cháy hồi năm 2006, việc đi nhặt rác tại những núi rác này đã trở nên khó khăn hơn. Các chính quyền địa phương đã tăng cường an ninh để ngăn chặn những người nhặt rác đến lùng sục các bãi rác và cấm họ đốt rác để lấy kim loại về bán với giá cao hơn.

Hơn 3.000 'núi rác' vẫn sừng sững, bao giờ Ấn Độ sẽ xanh hơn? - Ảnh 3
Những người dân kiếm sống trên bãi rác. (Ảnh minh họa)

Những người lén vào nhặt rác thì thường bị đánh, bắt giữ rồi đuổi về. Thế nhưng một số người lại hối lộ cho những người canh bãi rác và vào nhặt rác trước khi các lực lượng bắt đầu đi tuần tra.

Cô Farha đã không tìm được chiếc điện thoại "chết" nào trong vài tháng qua. Cô đã phải hối lộ cho những người bảo vệ ít nhất 50 rupee (khoảng 0,67 USD) mỗi ngày để được vào bãi rác Deonar. Để lấy lại vốn, cô thậm chí đã nghĩ đến chuyện nhặt rác từ các bệnh viện chữa trị Covid-19 ở thành phố hồi năm ngoái.

Thế nhưng gia đình nói cô đừng nhặt rác ở đó vì rất độc hại. Vì vậy, cô đã phải tiếp cận những người nhặt rác mặc đồ bảo hộ để lấy rác nhựa về bán lại kiếm lời. "Không phải bệnh tật, chính cái đói là thứ sẽ giết chết chúng tôi!", cô Farha nói.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Hơn 3.000 'núi rác' vẫn sừng sững, bao giờ Ấn Độ sẽ xanh hơn?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Pu Ta Leng - Vẻ đẹp hoang sơ của đại ngàn Tây Bắc
Nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn, Pu Ta Leng (Tam Đường, Lai Châu) nổi tiếng trong giới mê leo núi là một trong những đỉnh khó chinh phục bậc nhất với vẻ đẹp hoang sơ, kì vĩ. Quyết tâm chinh phục chúng tôi mới hiểu vì sao ngọn núi này hấp dẫn đến vậy.

Tin mới

Xem xét nới thời gian đăng kiểm xe ô tô cá nhân
Bộ Giao thông Vận tải cho biết sẽ xem xét điều chỉnh chu kỳ kiểm định vào thời điểm phù hợp, bảo đảm điều kiện an toàn kỹ thuật cho phương tiện, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông và tạo thuận lợi cho chủ phương tiện.
Pu Ta Leng - Vẻ đẹp hoang sơ của đại ngàn Tây Bắc
Nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn, Pu Ta Leng (Tam Đường, Lai Châu) nổi tiếng trong giới mê leo núi là một trong những đỉnh khó chinh phục bậc nhất với vẻ đẹp hoang sơ, kì vĩ. Quyết tâm chinh phục chúng tôi mới hiểu vì sao ngọn núi này hấp dẫn đến vậy.