Thứ sáu, 22/11/2024 05:36 (GMT+7)
Chủ nhật, 02/07/2023 20:54 (GMT+7)

Hội nghị đánh giá, tổng kết Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam giữa nhiệm kỳ V (2020-2025)

Theo dõi KTMT trên

Với 100% đại biểu đồng ý, Hội nghị đã thông qua danh sách bổ sung 2 thành viên mới vào Ban Thường vụ; Ban Chấp hành Hội bầu bổ sung các Ủy viên.

Ngày 1/7, tại tầng 1, Tòa nhà Cung Trí Thức Thành phố (số 1 Tôn Thất Thuyết, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội), Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị đánh giá, tổng kết Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam giữa nhiệm kỳ V (2020 - 2025).

Tham dự Hội nghị có PGS.TS Lưu Đức Hải - Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam; PGS.TS Trương Mạnh Tiến - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường (Chủ tịch sáng lập Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam), Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường; PGS.TS Nguyễn Thế Chinh - Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Viện trưởng Viện Chính sách Kinh tế Môi trường; Nhà báo Nguyễn Tường Quân - Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam kiêm Chánh Văn phòng Hội; GS.TS Hoàng Xuân Cơ - Trưởng ban Khoa học, Tổng Thư ký Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam; ông Nguyễn Văn Phúc, Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQVN, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Tổng thư ký Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam...cùng nhiều đại biểu là các trưởng phó ban thuộc thành viên của Hội và đông đảo hội viên tới tham dự.

Hội nghị đánh giá, tổng kết Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam giữa nhiệm kỳ V (2020-2025) - Ảnh 1
Đoàn Chủ tịch điều hành Hội nghị.

Để Hội nghị thành công tốt đẹp, Ban Chấp hành Hội đã bầu ra Đoàn Chủ tịch điều hành gồm: PGS.TS Lưu Đức Hải, PGS.TS Trương Mạnh Tiến và PGS.TS Nguyễn Thế Chinh. Ban Thư ký gồm: Luật sư Hà Huy Phong và ông Nguyễn Thái Dương - Giám đốc Trung tâm Kinh tế Môi trường (Viện Chính sách Kinh tế Môi trường).

Phát biểu khai mạc Hội nghị, PGS.TS Trương Mạnh Tiến cho biết, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam nhấn mạnh: từ khi thành lập đến nay (2000 – 2023) luôn có sự hậu thuẫn vững chắc. của các Ban, Bộ, Ngành, chính quyền các địa phương trong cả nước, các tổ chức chính trị xã hội; trong đó đặc biệt phải kể đến là Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Dưới sự chỉ đạo của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ mà trực tiếp là Vụ Tổ chức phi Chính phủ, sự chỉ đạo, định hướng của lãnh đạo Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và đặc biệt là sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Lãnh đạo Hội, Ban thường Vụ, Ban Chấp hành và sự đoàn kết, thống nhất hành động của toàn thể hội viên, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

"Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam đã khẳng định vị thế của mình trong hệ thống Liên Hiệp hội, luôn hoạt động tích cực và được Liên Hiệp hội đánh giá cao về mọi mặt; được Liên Hiệp hội trực tiếp giao nhiệm vụ, triển khai nhiều hoạt động quan trọng.

Kể từ khi thành lập cho đến nay, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam luôn nêu cao sứ mệnh bảo vệ môi trường, bảo vệ Mẹ Trái đất - hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ Mặt trời. Trong thời gian tới, Hội sẽ hướng đến nhiều hoạt động nhằm tuyên truyền, giáo dục về đạo đức môi trường, hành vi ứng xử của con người với thiên nhiên chính là kim chỉ nam cho nhân loại", PGS.TS Trương Mạnh Tiến nhấn mạnh.

Hội nghị đánh giá, tổng kết Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam giữa nhiệm kỳ V (2020-2025) - Ảnh 2
PGS.TS Trương Mạnh Tiến phát biểu khai mạc Hội nghị.

Những thành tựu đáng ghi nhận

Tại Hội nghị, GS.TS Hoàng Xuân Cơ - Trưởng ban Khoa học, Tổng Thư ký Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam đã điểm lại những hoạt động tiêu biểu của Hội Kinh tế Môi trường từ năm 2020 cho đến nay, cụ thể:

Thứ nhất, kiện toàn, bổ sung nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và tổ chức đồng bộ, thống nhất, hiệu quả Nghị quyết Đại hội, chương trình công tác nhiệm kỳ V và tất cả các lĩnh vực, như: Công tác giám định, phản biện xã hội thông qua việc góp ý sửa đổi vào Luật Đất đai sửa đổi, Luật Bảo vệ Môi trường; Luật tài nguyên nước, Luật Khoáng sản, Luật Nhà ở, v.v;  đề xuất các cơ chế, chính sách mới cho nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn… Ban Chấp hành, Ban Thường vụ hoạt động theo đúng quy định của Điều lệ Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam.

Thứ hai, từ Ban Thường vụ Hội đến các đơn vị thuộc, trực thuộc, các hội viên là doanh nghiệp hay cá nhân đã đoàn kết, thống nhất ý chí hành động; kết hợp với sức mạnh, sự ủng hộ của các chuyên gia và các cơ quan báo chí, truyền thông; tổ chức hiệu quả các hoạt động từ cơ sở địa phương đến quy mô toàn quốc trên tinh thần hợp tác, hỗ trợ các hoạt động chung trong lĩnh vực kinh tế môi trường nói chung và kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững nói riêng.

Thứ ba, trong tình hình rất khó khăn của nền kinh tế Việt Nam và thế giới và các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực, Hội đã cùng với các chuyên gia và cơ quan quản lý của, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây Dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ…đã phân tích cụ thể các nguyên nhân, đề xuất cơ chế chính sách và các giải pháp. Những ý kiến của Hội và các doanh nghiệp hội viên đã được các cơ quan quản lý Nhà nước ghi nhận và đưa vào một số nội dung trong Nghị quyết, Nghị định của Quốc hội và Chính phủ. Mặt khác, các doanh nghiệp đã chủ động tìm giải pháp như quản trị doanh nghiệp, xác định mục tiêu, cơ cấu lại sản phẩm, tính toán giá thành… và đồng hành cùng Chính phủ nhằm tháo gỡ dần các khó khăn.

Hội nghị đánh giá, tổng kết Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam giữa nhiệm kỳ V (2020-2025) - Ảnh 3
GS.TS Hoàng Xuân Cơ - Tổng Thư ký Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam đọc báo cáo giữa nhiệm kỳ của Hội từ sau Đại hội V.

Thứ tư, một số điểm mới trong hoạt động của Hội từ sau Đại hội V gồm:

Một là, tập trung lấy ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Kinh tế môi trường, doanh nghiệp là hội viên tập thể và nghe bàn, đưa ra kiến nghị về các dự thảo Luật tại các Hội thảo, Hội nghị do Hội chủ động tổ chức và giao cho các đơn vị thuộc, trực thuộc tổ chức hiệu quả.

Lãnh đạo Hội đã tham dự các cuộc họp cấp cao của Quốc Hội, Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Xây dựng, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ và Tổ công tác của Thủ tướng, nhằm đóng góp ý kiến vào các vấn đề trọng tâm mà Đảng, Quốc hội, Chính phủ hướng đến một nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Hai là, tổ chức làm việc theo khu vực, địa bàn như ở Hà Nội, TP.HCM, Tây Nguyên một số tỉnh kết hợp làm việc với Lãnh đạo Hội, BTV và BCH, các doanh nghiệp hội viên để bàn sâu về việc sửa đổi các Luật, về phát triển một nền kinh tế xanh, phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn…

Ba là, phân công trong Lãnh đạo hội làm việc với một số UBND tỉnh về các giải pháp, tư vấn, quy hoạch trong vấn đề kinh tế môi trường của tỉnh nhà.

Bốn là, tiếp tục kiện toàn công tác nhân sự và tổ chức theo Nghị quyết Đại hội, Nghị quyết của Ban Chấp hành.

Năm là, tình hình dịch bệnh khi bước vào giai đoạn bình thường mới, Hội đã tăng cường kết nối với các tổ chức quốc tế để giao lưu, xúc tiến cơ hội đầu tư, kết nối hợp tác hiệu quả hơn cho doanh nghiệp Hội viên.

Sáu là, quan tâm, chú trọng phát triển tổ chức và hội viên. Chưa bao giờ Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam ở các địa phương tích cực tham gia, hưởng ứng và phát huy tinh thần trách nhiệm như giai đoạn vừa qua.

Theo GS.TS Hoàng Xuân Cơ, trong những năm qua Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Chi bộ cơ quan Hội Kinh tế môi trường đã thực hiện đầy đủ công tác quán triệt Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Đảng cấp trên: Phổ biến và quán triệt các Nghị quyết của Trung ương Đảng và các Ban Đảng (Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, v.v.); phổ biến và quán triệt đến từng Đảng viên chi bộ 19 điều Đảng viên không được làm (Quy định 37-QĐ/TW); phổ biến đến từng hội viên Hội Kinh tế môi trường Việt Nam Báo cáo Chính trị của Hội đồng Trung ương khóa VII, nhiệm kỳ 2015-2020 và tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2020-2025; phổ biến và quán triệt đến từng nhà báo, phóng viên của Hội 8 điều nhà báo không được làm được Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/QĐ-HNBVN ngày 24/12/2018 của Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam.

Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam rất tích cực tham gia và khẳng định vị thế vai trò của mình trong hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Các thành viên chính của Hội tích cực tham gia, đưa ra ý kiến góp ý các Hội nghị, Hội thảo, Diễn đàn do các cơ quan Nhà nước tổ chức. Hội và các tổ chức thành viên cũng tổ chức nhiều Hội nghị, Tọa đàm, Hội thảo nhằm góp ý, bổ sung vào những chính sách, Dự thảo Luật hay những vấn đề mang tính thời sự của đất nước.

Đặc biệt, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam còn có sự phối hợp, hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế như UNDP và EEPSEA trong các hoạt động vì môi trường, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Hội cũng tích cực tham gia vào hoạt động tôn vinh trí thức, tổ chức giải thưởng, hội thi. Trong năm 2022, Hội đã đề nghị cấp trên trao tặng Danh hiệu Trí thức khoa học công nghệ tiêu biểu cho GS.TS Hoàng Xuân Cơ. Các nhà báo, phóng viên của Tạp chí Kinh tế môi trường đã tham gia nhiều cuộc thi và giành được nhiều giải thưởng báo chí lớn.

Kiện toàn cơ cấu tổ chức

Thành công của Hội trong nửa nhiệm kỳ sau Đại hội lần thứ V (2020-2025) gắn liền với hoạt động tích cực của lãnh đạo và một số hội viên nòng cốt; tuy nhiên sự tham gia chưa đều tay. Do đó, Lãnh đạo Hội thấy cần thiết phải tiến hành hoàn thiện công tác tổ chức nhân sự và hoạt động Hội. Trong thời gian tới, PGS.TS Lưu Đức Hải - Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam nhấn mạnh, cần tăng cường năng lực hoạt động cho các chi hội sau khi thành lập, đặc biệt là mở rộng các chi hội ở các trường đại học lớn, cac tỉnh miền Nam và miền Trung và khu vực Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, Hội cần củng cố và nâng cao hoạt động của Văn phòng Hội và các phòng ban chuyên môn khác trực thuộc (Ban khoa học, Ban tổ chức, Ban hội viên, Ban pháp chế). Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động truyền thông về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững thông qua cơ quan ngôn luận là Tạp chí Kinh tế Môi trường. Tiếp tục triển khai thực hện tốt Nghị quyết Đại hội V nhiệm kỳ 2020-2025.

Tăng cường công tác truyền thông và các hoạt động thực tế theo chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trên cơ sở các văn kiện Đại hội Đảng khóa XIII về xây dựng nền kinh tế xanh bền vững, nền kinh tế tuần hoàn.

Hội nghị đánh giá, tổng kết Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam giữa nhiệm kỳ V (2020-2025) - Ảnh 4
PGS.TS Lưu Đức Hải - Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam phát biểu, chỉ đạo tại Hội nghị.

Tiếp tục phát triển Hội vững mạnh về mọi mặt. Thực hiện tốt vai trò của Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam với vai trò là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và giữ vai trò giám sát điều hành các Hội có hoạt động trong lĩnh vực môi trường của Liên hiệp Hội.

"Về mặt công tác tổ chức, cần sớm hoàn thiện tổ chức Ban Khoa học, Ban Hội viên và Văn phòng Hội; quán triệt công tác lưu trữ hồ sơ hội viên,  các văn bản của Hội và cơ quan cấp trên; cập nhật liên tục thông tin Ban Chấp hành Hội; thực hiện quy chế tài chính, có kế toán phụ trách" - Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam lưu ý.

Tại Hội nghị, Đoàn Chủ tịch đã thông báo về việc xem xét cho thôi Ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ đối với ông Trương Thanh Tùng, ông Trịnh Văn Súy và 6 ủy viên Ban Chấp hành Hội. Đồng thời giới thiệu bổ sung 02 hội viên vào Ban Chấp hành, Ban Thường vụ là ông Dương Bình Thuận và bà Phạm Thị Mai; tiến hành bầu bổ sung Ban Chấp hành.

PGS.TS Nguyễn Thế Chinh - Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam đã phát biểu điều hành thảo luận xoay quanh các vấn đề liên quan đến cơ cấu tổ chức và công tác nhân sự của Hội.

Theo Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, việc kiện toàn cơ cấu tổ chức và công tác nhân sự sẽ nâng cao sức mạnh nội tại của Hội. Qua đó, tham gia tích cực hơn nữa vào các hoạt động đặc thù.

Hội nghị đánh giá, tổng kết Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam giữa nhiệm kỳ V (2020-2025) - Ảnh 5
PGS.TS Nguyễn Thế Chinh (bìa phải) phát biểu và đưa ra ý kiến điều tại Hội nghị.

Góp ý tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Phúc Phó tổng thư ký Hội cho rằng, cần liên tục cập nhật danh sách hội viên, các hoạt động của hội viên, thông qua đó để đưa ra định hướng phù hợp đối với chiến lược của Hội; thường xuyên báo cáo đánh giá công tác hội viên.

"Đối với cơ cấu Ban Chấp hành hội, cần ưu tiên bổ sung các ủy viên là chuyên gia, nhà khoa học. Đối với Ban Thường vụ, ủy viên phải là đầu mối uy tín, có khả năng kết nối, kêu gọi hội viên.

Ngoài ra, cần có những phương án phát triển cụ thể và hiệu quả đối với các tổ chức thành viên của Hội. Xem xét, bố trí lại cơ cấu cũng như hoạt động của Văn phòng Hội và Ban Tổ chức Hội...", ông Nguyễn Văn Phúc nói thêm.

Hội nghị đánh giá, tổng kết Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam giữa nhiệm kỳ V (2020-2025) - Ảnh 6
Ông Nguyễn Văn Phúc phát biểu ý kiến tại hội nghị.

Sau khi PGS.TS Trương Mạnh Tiến và PGS.TS Lưu Đức Hải trả lời, làm rõ về những vấn đề xoay quanh công tác Hội, Hội nghị tiến hành biểu quyết.

Với 100% đại biểu đồng ý, Hội nghị đã thông qua danh sách dự kiến bổ sung: Ban Thường vụ Hội gồm 12 Ủy viên, Ban Chấp hành Hội gồm 60 Ủy viên.

Phát biểu sau khi được bầu bổ sung vào Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, ông Dương Bình Thuận cho biết, bản thân cảm thấy rất vinh dự khi nhận được sự tin tưởng của các hội viên và ban lãnh đạo Hội.

Hội nghị đánh giá, tổng kết Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam giữa nhiệm kỳ V (2020-2025) - Ảnh 7
Ông Dương Bình Thuận - Ủy viên Ban Thường vụ Hội - Phó Ban Phóng viên Tạp chí Kinh tế Môi trường phát biểu tại Hội nghị.

"Bằng tất cả sự nỗ lực và cố gắng của bản thân, tôi xin hứa sẽ hoàn thành nhiệm vụ mà lãnh đạo Hội giao phó, góp phần đưa Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam ngày càng phát triển và lớn mạnh, phục vụ tốt hơn nữa cho sứ mệnh bảo vệ môi trường", ông Dương Bình Thuận chia sẻ.

Cũng tại Hội nghị, ông Vũ Văn Hoàng - Trưởng Ban hội viên (Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam đã đọc quyết định kết nạp hội viên cho 10 cá nhân và 01 hội viên tập thể. Cùng với đó, ban lãnh đạo Hội đã tiến hành trao thẻ và giấy chứng nhận cho các hội viên mới.

Một số hình ảnh ghi nhận tại Hội nghị:

Hội nghị đánh giá, tổng kết Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam giữa nhiệm kỳ V (2020-2025) - Ảnh 8

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị.

Hội nghị đánh giá, tổng kết Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam giữa nhiệm kỳ V (2020-2025) - Ảnh 9

Ban lãnh đạo Hội chụp ảnh lưu niệm cùng Hội viên tới dự Hội nghị tặng hoa chúc mừng.

Hội nghị đánh giá, tổng kết Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam giữa nhiệm kỳ V (2020-2025) - Ảnh 10

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội Nghị.

Hội nghị đánh giá, tổng kết Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam giữa nhiệm kỳ V (2020-2025) - Ảnh 11

Chủ tịch Hội- PGS.TS Lưu Đức Hải trao giấy chứng nhận cho Hội viên mới nhân dịp đặc biệt này.

Hội nghị đánh giá, tổng kết Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam giữa nhiệm kỳ V (2020-2025) - Ảnh 12

Nhà báo Nguyễn Tường Quân- Phó Chủ tịch Hội tặng quà lưu niệm cho Hội viên có nhiều đóng góp vào công tác hoạt động của Hội.

Hội nghị đánh giá, tổng kết Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam giữa nhiệm kỳ V (2020-2025) - Ảnh 13

Chủ tịch Hội- PGS.TS Lưu Đức Hải trao giấy chứng nhận cho hội viên mới.

PV

Bạn đang đọc bài viết Hội nghị đánh giá, tổng kết Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam giữa nhiệm kỳ V (2020-2025). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản quy định tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản về việc đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản theo thẩm quyền quy định chi tiết việc thực hiện Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật.