Thứ năm, 18/04/2024 16:07 (GMT+7)
Thứ sáu, 09/06/2023 05:00 (GMT+7)

Hành động khẩn cấp về khí hậu vì tương lai nguồn nước bền vững

Theo dõi KTMT trên

Mới đây, Hội nghị thượng đỉnh Tuần lễ Nước quốc tế Singapore 2023 (SIWW Spotlight 2023) đã được tổ chức với chủ đề "Hành động khẩn cấp về khí hậu vì một tương lai nguồn nước bền vững”.

SIWW Spotlight 2023 do Bộ Môi trường và Bền vững Singapore kết hợp với Cơ quan Nước Quốc gia Singapore (PUB) tổ chức với mục tiêu chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp trong việc giải quyết các thách thức về khí hậu và tính bền vững của nguồn nước hiện nay. Hội nghị quy tụ hàng trăm lãnh đạo, chuyên gia đại diện cho các cơ quan, đơn vị quản lý, công ty ngành nước hàng đầu đến từ nhiều quốc gia trên khắp thế giới.

Hành động khẩn cấp về khí hậu vì tương lai nguồn nước bền vững - Ảnh 1
Lãnh đạo các công ty cấp nước đến từ nhiều quốc gia trên khắp thế giới quy tụ tại hội nghị.

Tại Hội nghị, các đại diện đến từ Singapore, Việt Nam, Mỹ, Canada, Úc, Brasil, Đan Mạch, Nhật, Trung Quốc, Thái Lan, Philipines… đã đi sâu về nhiều nội dung xoay quanh vấn đề xây dựng hệ thống cấp nước thông minh, biến đổi khí hậu tác động đến ngành nước và ứng xử của các công ty cấp nước với yêu cầu net-zero.

Đối với ngành nước thông minh, các đơn vị cấp nước cần có một nguồn dữ liệu lớn, như hồ sơ khách hàng, hồ sơ về hệ thống cấp nước, hồ sơ vận hành hệ thống… Đi kèm là những yêu cầu về quản lý dữ liệu và áp dụng các mô hình mô phỏng để sử dụng dữ liệu hiệu quả, đồng thời mô phỏng dự đoán các hoạt động của ngành nước trong tương lai, ứng dụng công nghệ AI trong hoạt động vận hành hệ thống cấp nước.

Bên cạnh đó, yêu cầu các đơn vị cấp nước cũng phải có những phương pháp phân tích dữ liệu của các DMA (District Metered Area) để vận hành tối ưu mạng lưới cấp nước, đảm bảo việc chăm sóc khách hàng ngày một tốt hơn, như thông qua các ứng dụng đồng hồ thu thập dữ liệu liên tục và các hệ thống giám sát online trên hệ thống cấp nước.

Ngoài ra, việc an toàn thông tin, an ninh mạng cho hệ thống cấp nước cũng cần được đảm bảo, từ các yếu tố kỹ thuật như phân cấp phân quyền quản lý, ứng dụng các phần mềm chống xâm nhập đến các giải pháp quản lý của nhà nước để đảm bảo chống sự xâm nhập này.

Đối với giải pháp net-zero, Hội nghị đi đến thống nhất quan điểm chung, đó là biến đổi khí hậu có tác động rất lớn đến hoạt động của ngành nước, bao gồm nguồn nước, các hoạt động của hệ thống cấp nước, cũng như hành vi sử dụng của khách hàng.

Đặc biệt, khả năng thiếu nguồn nước (nhất là mùa khô) là một thách thức lớn đối với toàn bộ ngành nước toàn cầu.

Hành động khẩn cấp về khí hậu vì tương lai nguồn nước bền vững - Ảnh 2
Ông Nguyễn Văn Đắng, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) giới thiệu hoạt động cấp nước của TP.HCM tại SIWW Spotlight 2023.

Từ đó, Hội nghị đã thông qua một số giải pháp được đề xuất. Cụ thể, đầu tiên là tối ưu hoá hoạt động của hệ thống cấp nước, nhằm sử dụng nguồn năng lượng ở mức tối thiểu nhất có thể. Tiếp theo là duy trì tỷ lệ nước thất thoát thất thu ở mức phù hợp nhất đối với từng hệ thống cấp nước, đồng thời tái sử dụng nguồn nước thải để phục vụ cho các mục đích khác nhau.

Tại Singapore, hiện nay nguồn nước tái sử dụng khoảng 20% tổng lượng nước sạch cấp nước trong hệ thống. Tại California (Mỹ), 100% nước thải được tái sử dụng nhưng chỉ phục vụ cho các mục đích như tắm giặt, dội nhà vệ sinh, tưới cây…

Các nguồn năng lượng sạch được sử dụng trong hoạt động cấp thoát nước như: năng lượng mặt trời, các hệ thống thuỷ điện mini, tận dụng nhiệt từ quá trình xử lý các hợp chất hữu cơ đặc biệt trong nước thải… Cuối cùng, cần đồng bộ các giải pháp truyền thông đến khách hàng để mọi người sử dụng nước hợp lý.

Cũng tại SIWW Spotlight 2023, các nhà lãnh đạo trẻ tuổi về ngành nước đã chia sẻ và thảo luận tính về bền vững, đổi mới và số hóa ngành nước, nhằm mục đích trang bị kiến thức, thay đổi nhận thức cũng như hành động sắp tới tại quốc gia của họ. Hội nghị cũng giới thiệu những công nghệ mới trong ngành công nghiệp hỗ trợ quá trình chuyển đổi các công ty cấp nước và cơ quan quản lý gia tăng khả năng chống chọi với khí hậu một cách thông minh và bền vững.

Bên lề hội nghị còn có chương trình đi thực địa tại các đơn vị ngành nước tại Sigapore như: Nhà máy cải tạo nước Changi, Nhà máy Sembcorp NEWater, Nhà máy nước Choa Chu Kang, Nhà máy khử mặn Keppel Marina East, Viện Nghiên cứu nước và môi trường Nanyang (NEWRI), Trung tâm Dịch thuật và nghiên cứu ứng dụng công nghệ tách (START), Trang trại Năng lượng mặt trời nổi Sembcorp Tengeh v.v…

Các chuyến thăm kỹ thuật đã mang đến cho các đại biểu trải nghiệm trực tiếp để nghe và tìm hiểu về cách tiếp cận tích hợp của Singapore, hướng tới tính bền vững và khả năng tái tạo cao của nguồn nước.

Yến Thanh

Bạn đang đọc bài viết Hành động khẩn cấp về khí hậu vì tương lai nguồn nước bền vững. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thái Bình: Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh lúa gạo bền vững
UBND tỉnh Thái Bình vừa có văn bản yêu cầu các huyện, thành phố quan tâm một cách thiết thực, quản lý và sử dụng có hiệu quả cao quỹ đất sản xuất lúa của địa phương không để lãng phí nguồn lực đất đai. Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh lúa, gạo bền vững.
Khai thác du lịch bền vững Công viên địa chất Lạng Sơn
UBND tỉnh Lạng Sơn đã trình bộ hồ sơ lên UNESCO công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu, dự kiến cơ bản xong trước tháng 7/2024. Qua đó hướng tới mở cửa cho công chúng tham quan, khai thác phát triển du lịch bền vững.
Vị thế Việt Nam nhìn từ “tài sản” tự nhiên
Quả thực viết một bài báo ngắn về một đề tài lớn như vậy rất khó. Hơn nữa tôi chỉ là công dân bình thường làm gì có tầm nhìn đủ bao quát để tìm và chỉ ra những vị thế tài sản tự nhiên của Việt Nam.

Tin mới