Thứ năm, 03/04/2025 09:18 (GMT+7)
Chủ nhật, 31/12/2023 18:00 (GMT+7)

Hải Dương: Tăng cường bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2023 - 2025

Theo dõi KTMT trên

Hải Dương phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 50% số hộ nông thôn phân loại chất thải tại nguồn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2023 - 2025

Đây là mục tiêu đã được UBND tỉnh Hải Dương đề ra trong kế hoạch thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2023-2025.

Hải Dương: Tăng cường bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2023 - 2025 - Ảnh 1
Ảnh minh họa.

Hải Dương phấn đấu đến năm 2025 có tối thiểu 99,94% số hộ gia đình được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn; 80% chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý; tối thiểu 15% số hộ nông thôn có nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý bằng các biện pháp phù hợp, hiệu quả; 80% chất thải chăn nuôi và 60% phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng, tái chế thành các nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường; 80% số xã có tổ cộng đồng tự quản về vệ sinh an toàn thực phẩm...

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương bám sát các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, nội dung của chương trình và điều kiện thực tế chủ động triển khai thực hiện bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả.

Huy Tưởng

Bạn đang đọc bài viết Hải Dương: Tăng cường bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2023 - 2025. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Sắp áp hạn ngạch phát thải cho 150 doanh nghiệp lớn nhất
Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho các cơ sở thuộc ba ngành: nhiệt điện, thép và xi măng, chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Cơ chế này nhằm thúc đẩy giảm phát thải và phát triển thị trường carbon trong nước.

Tin mới

Thay đổi công suất sản xuất và bổ sung sản phẩm: Dự án có phải xin cấp lại giấy phép môi trường?
Tình huống pháp lý của một công ty hoạt động sản xuất vật tư y tế đã được cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, nay có kế hoạch nhằm bổ sung thêm một mã sản phẩm mới, tăng công suất sản xuất lên 21% so với trước đây.