Thứ ba, 16/04/2024 18:02 (GMT+7)
Thứ bảy, 26/06/2021 08:28 (GMT+7)

Hà Nội xây dựng không gian, lan tỏa lối sống phát thải thấp

Theo dõi KTMT trên

Mô hình này được xây dựng với mục tiêu tăng sự gắn bó của cộng đồng, khuyến khích sự tương tác, hòa nhập xã hội và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong việc xây dựng lối sống phát thải thấp.

Sở TN&MT TP.Hà Nội vừa phối hợp với Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn quốc gia (VIUP), Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (LL) và chính quyền địa phương tổ chức xây dựng mô hình Không gian công cộng phát thải thấp tại Trung tâm Văn hóa – Thể thao phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy.

Mật độ không gian xanh còn thấp

Là một trong những đô thị lớn trên nhất thế giới, thành phố Hà Nội đang gặp nhiều thách thưc trong quá trình phát triển đô thị hóa, thúc đẩy kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng cơ sở.

Đặc biệt, hoạt động quy hoạch phát triển TP.Hà Nội còn chưa đồng bộ, thiếu lồng ghép các giải pháp giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, trong khi TP còn đang phải hứng chịu những tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra. Dân số đông đúc với sự góp mặt của 17 khu công nghiệp, trên 1.350 làng nghề, gần 6 triệu xe gắn máy và hơn 600.000 ô tô cũng là những thách thức không nhỏ.

Hà Nội xây dựng không gian, lan tỏa lối sống phát thải thấp - Ảnh 1
Người dân địa phương phấn khởi tham gia chương trình xây dựng mô hình mẫu Không gian công cộng phát thải thấp.

Theo ước tính, mỗi ngày TP.Hà Nội tiêu thụ trên 400 triệu kWh điện và hàng triệu lít xăng dầu, đây cũng chính là nguồn phát thải gây ô nhiễm không khí và phát thải khí nhà kính, gây biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, việc xây dựng không gian công cộng trên địa bàn Thủ đô cũng đang gặp nhiều thách thức, gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng sống của người dân. Theo thống kê, tại Hà Nội, mật độ không gian xanh đô thị là 1,72 m2/người - thấp hơn rất nhiều so với con số 9 m2/người của các quốc gia khác trên thế giới (theo Tổ chức Y tế Thế giới công bố).

Nhận thấy những hạn chế trên, TP.Hà Nội đã có những bước đi cụ thể nhằm xây dựng các hành động ngắn hạn và dài hạn để thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH. Trong đó, dự án “Cam kết thành phố tham vọng” được ký kết thỏa thuận tham gia từ tháng 10/2017 giữa TP.Hà Nội và tổ chức ICLEI cùng với các hợp phần khác như “Lời hứa của thành phố” hay “Mô hình không gian công cộng phát thải thấp” sẽ hướng tới một lối sống phát thải thấp để tạo nên một môi trường trong lành và khỏe mạnh cho người Việt Nam, đặc biệt là các thế hệ trẻ - tương lai của đất nước sau này.

Trong khuôn khổ dự án, Sở TN&MT cùng với những đối tác, chính quyền địa phương đã nghiên cứu, khảo sát và thống nhất xây dựng mô hình mẫu KGCC phát thải thấp tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy.

Lan tỏa lối sống phát thải thấp

Thực hiện dự án này, các chuyên gia sẽ biến Trung tâm Văn hóa - Thể thao phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy thành thành không gian công cộng phát thải thấp.

Hà Nội xây dựng không gian, lan tỏa lối sống phát thải thấp - Ảnh 2
Hệ thống bảng biển giáo dục môi trường nhằm nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân.

Trong đó tập trung vào xây dựng khu vực sân chơi thân thiện với môi trường. Khu vực này lấy ý tưởng “Du Mục”, đã giành chiến thắng trong cuộc thi thiết kế “Xanh hóa không gian - An lành cuộc sống của Nhóm Red Sparrow, hướng tới việc tạo ra sân chơi xanh, sử dụng các mô đun thiết bị linh hoạt, có thể di chuyển được, tạo ra sự kết nối linh hoạt giữa các không gian công cộng trong đô thị, tạo thêm nhiều công năng cho cộng đồng (thiết bị chơi, trồng cây, rạp phim di động…). Các thiết bị được làm từ vật liệu tái chế và vật liệu tự nhiên có nguồn gốc bền vững (gỗ rừng trồng công nghiệp), bao gồm tổ hợp các thiết bị vận động cho trẻ em, các góc giáo dục môi trường và sinh thái nhằm tạo ra một không gian xanh, hấp dẫn, thân thiện với môi trường và có tính giáo dục cao.

Ngoài ra, còn có hệ thống pin năng lượng mặt trời cung cấp điện cho nhà văn hóa và các khu vực trong khuôn viên. Với công suất khoảng 20kWp, hệ thống này sẽ đáp ứng được tương đương 90% nhu cầu dùng điện hiện tại của không gian này, ước tính sẽ giảm khí phát thải 1,6 tấn CO2 tương đương/năm và tương đương trồng được 1 ha rừng.

Đồng thời, thiết bị cảm ứng giám sát chất lượng không khí tự động cập nhật các thông số về chất lượng không khí tại khu vực như bụi mịn, nhiệt độ, độ ẩm… để cư dân có thể theo dõi chất lượng không khí hàng ngày tại khu vực này.

Đặc biệt là hệ thống bảng biển giáo dục môi trường, gồm các bảng tin cung cấp kiến thức về ô nhiễm không khí, rác thải, các tác động và giải pháp. Các bảng thông tin này được hệ thống hóa và thiết kế với những hình ảnh thân thiện, dễ nhớ, dễ nhận biết, giúp cho quá trình tìm hiểu kiến thức thú vị hơn.

Theo các chuyên gia, đây là mô hình này được xây dựng với mục tiêu tăng sự gắn bó của cộng đồng, khuyến khích sự tương tác, hòa nhập xã hội và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong việc xây dựng lối sống phát thải thấp.

Phạm Oanh

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội xây dựng không gian, lan tỏa lối sống phát thải thấp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Campuchia quyết tâm xây kênh đào Phù Nam Techo
Thủ tướng Camphuchia Hun Manet khẳng định rằng kênh đào Phù Nam Techo, với chi phí xây dựng 1,7 tỷ USD sẽ chỉ phục vụ việc thúc đẩy nền kinh tế đất nước và không gây ra mối đe dọa an ninh nào cho các quốc gia khác.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023