Gia nhập Hiệp định CPTPP mở ra nhiều cơ hội cho kinh tế Việt Nam
Ngày 14/01/2019, Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực với Việt Nam. Đây là bước ngoặt được kỳ vọng sẽ thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và các nước đối tác thành viên thực thi CPTPP, đồng thời mở cửa cho hàng hóa Việt.
Đón nhận nhiều thị trường mới
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương chính thức có hiệu lực ở 7 quốc gia được kỳ vọng sẽ tạo động lực phát triển kinh tế khu vực và Việt Nam. Đồng thời là cơ hội để doanh nghiệp nước ngoài tăng cường “độ phủ” qua đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam,
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Lê Đình Quý nhận định Hiệp định CPTPP là hiệp định thương mại tự do lớn nhất và cũng chính là nguồn động lực cho sự cải cách kinh tế của Việt Nam một cách sâu rộng. Hiệp định sẽ mang lại lợi ích cho các quốc gia để từ đó có thể cải cách nhiều lĩnh vực và nâng cao vị thế kinh tế, chính trị. Đây mới là các lợi ích mang tính lâu dài.
Cũng theo chuyên gia, gia nhập Hiệp định CPTPP đưa nền kinh tế nước ta hội nhập sâu với hệ thống thương mại thế giới. Việt Nam cùng hợp tác và phát triển thương mại với các nước như Canada, Mexico hay Peru.
Việt Nam tham gia Hiệp định CPTPP từ sớm nên có nhiều ưu đãi hơn nhiều quốc gia ngoại khối đã có lợi thế nhất định cần tận dụng để khai thác triệt để hơn, đặc biệt là các thị trường lần đầu có FTA, như Canada, Mexico… Hiệp định sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn như Mexico, Canada, Nhật Bản và Australia. Đồng thời thu hút đầu tư vào các lĩnh vực, ngành mà Việt Nam đang có nhu cầu phát triển,
Tiềm năng và dư địa cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ đến từ chính các thị trường mới ở trong khu vực CPTPP. Bởi lẽ mỗi năm Canada top 15 nước có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất thế giới, nhập khẩu 500 tỷ USD hàng hóa. Mexico hằng năm cũng ngập tới 400 tỷ USD. Theo lộ trình Hiệp định CPTPP, ưu đãi thuế giảm dần sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam cạnh tranh với nhà xuất khẩu ngoại khối tại 2 thị trường này.
Bằng chứng cho thấy theo thống kế, từ năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên Hiệp định CPTPP tăng 18,1% so với năm 2020, đạt khoảng 45,7 tỷ USD. Đến năm 2022, tăng 17,3% so với năm 2021 đạt 53,6 tỷ USD.
Giá trị xuất khẩu của chúng ta sang địa bàn cũng tăng tới 110% sau 5 năm, tức là thị trường tỷ USD có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất trong nhóm các nước Hiệp định CPTPP. Nếu duy trì mức tăng trưởng này, Việt Nam có thể trở thành đối tác nhập khẩu lớn thứ 7 của Canada, thặng dư thương mại cũng có thể lên tới 9 tỷ USD.
Gia nhập Hiệp định CPTPP giúp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, từ đó tạo đòn bẩy cho các ngành sản xuất trong nước. Dệt may và da giày là hai ngành được hưởng lợi nhiều nhất. Là ngành có sức cạnh tranh về giá lớn hơn ở các thị trường mới trong Hiệp định CPTPP, tốc độ xuất khẩu của dệt may có thể tăng từ từ 8,3% đến 10,8%. Tiếp tục giữ vững thị trường chủ lực là Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ.
Kết quả trên có thể cho ta thấy rõ, gia nhập Hiệp định CPTPP chính là đòn bẩy giúp Việt nam tiếp cận được nhiều thị trường lớn, không những thế còn góp phần không nhỏ trong lộ trình giảm thuế.
Tạo lực đẩy cho doanh nghiệp
Tự do thương mại cộng với hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng là tiền để giúp Việt Nam trở thành “mảnh đất hứa” cho đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với giá trị lớn. Bên cạnh đó là chuyển giao công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý điều hành tờ các tập đoàn nước ngoài nước. Doanh nghiệp Việt có thể tham gia chuỗi giá trị trong khu vực và khối, từ đó hạn chế sự phụ thuộc.
Khi đầu tư nước ngoài chảy vào nước ta nhiều hơn, việc xây dựng hoặc thuê mới các khu công nghiệp là điều tất yếu. Sự thay đổi này kéo theo nhóm kinh doanh kết cấu hạ tầng có đà phát triển trong trung và dài hạn. Doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam giúp thay đổi ngành công nghiệp hỗ trợ và Việt Nam sẽ thu hút các doanh nghiệp FDI ngành công nghiệp hỗ trợ chứ không phải là đơn thuần lắp ráp.
Đầu tư tăng làm cho xuất khẩu ít phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu hơn, thay vào đó sẽ dựa nhiều hơn vào chuỗi cung ứng trong nước để khắc phục các hạn chế của quy tắc xuất xứ. Tăng trưởng đầu tư nước ngoài kéo theo tăng trưởng ngành dịch vụ và tăng năng suất lao động. Các doanh nghiệp tư nhân trong nước sẽ có thêm cơ hội tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, nhờ vậy khuyến khích phát triển khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư),lũy kế đến nay, các nhà đầu tư Singapore là 46,2 tỷ USD, Nhật Bản là 56,2 tỷ USD. Trong khi đó Malaysia là 12,5 tỷ USD, Canada 5 tỷ USD, Australia gần 1,86 tỷ USD,... Có thể thấy hầu hết thành viên của Hiệp định CPTPP đã đầu tư vào Việt Nam.
Số tiền đầu tư khoảng 123 tỷ USD, chiếm gần 37% tổng vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam trong hơn 3 thập kỷ vừa qua. Một con số không hề nhỏ đủ cho ta thấy sự thay đổi của Việt Nam sau khi tham gia Hiệp định CPTPP. Đồng thời đây còn là cơ hội để ta hoàn thiện cơ thế, pháp luật để hỗ trợ quá trình đổi mới, cơ cấu lại kinh tế.
Góp phần xóa đói, giảm nghèo
Năm 2020, Hiệp định CPTPP đã tạo ra khoảng 17.000 - 27.000, không chỉ số lượng việc làm tăng lên mà điều kiện, mức lương cũng tăng lên. Hiệp định CPTPP góp phần giải quyết bài toán thất nghiệp, nâng cao mức sống và thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Ngân hàng Thế giới đánh giá, Hiệp định CPTPP có thể giúp 1 triệu người Việt Nam thoát nghèo.
Không chỉ là việc làm, Hiệp định CPTPP còn mang lại lợi ích về thuế, thúc đẩy cải cách thể chế. Từ đó mở rộng, tạo thị trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch. Đối với Việt Nam, cải cách vừa là yêu cầu vừa là bắt buộc khi tham gia vào “sân chơi chung”.
Cụ thể doanh nghiệp Việt khi xuất khẩu hàng hóa sang các nước thành viên Hiệp định CPTPP được cắt giảm thuế đến 90%, thậm chí là 95%. Không chỉ tăng xuất khẩu, gia nhập Hiệp định CPTPP tăng hàm lượng công nghệ của hàng xuất khẩu, từ đó đẩy mạnh hàng hóa sang các thị trường lớn.
Thực tế, sau khi thực thi Hiệp định CPTPP một số mặt hàng của ta được hưởng thuế 0% như điện máy, điện tử thủy sản, rau củ quả,... đến gạo, cà phê,... đều ghi nhận sự tăng trưởng đột biến, cá biệt một số mặt hàng lên tới 1000%. ‘
Ở góc nhìn khác, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh từng chia sẻ, nền kinh tế Việt Nam được hưởng lợi đến đâu còn phụ thuộc vào điều kiện và công việc tổ chức thực thi cam kết hội nhập, cải cách để hướng tới tăng trưởng bền vững và những nhân tố tổng hợp có tính tích cực tạo ra giá trị gia tăng của kinh tế.
Cơ hội thường đi liền với thách thức, đối với Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Ta có thể kể đến như sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài, pháp luật, thể chế, thách thức về ổn định lao động - xã hội,... Nếu có thể nhận diện cơ hội, vượt qua thách thức thành công, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế sẽ thay đổi.
Phạm Thu