Thứ sáu, 22/11/2024 02:07 (GMT+7)
Thứ năm, 17/10/2024 15:18 (GMT+7)

Giá nhà ở Hà Nội tăng cao, Bộ Xây dựng chỉ rõ nguyên nhân

Theo dõi KTMT trên

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng chỉ ra rằng, đầu cơ và tâm lý mua nhà để chờ tăng giá là nguyên nhân chính dẫn tới giá nhà ở Hà Nội tăng cao thời gian vừa qua.

Sáng ngày 17/10, tại buổi họp báo thường kỳ quý III/2024, Thứ trưởng Bộ Xây dựng đã chỉ rõ 2 nguyên nhân khiến giá nhà ở Hà Nội tăng cao thời gian vừa qua.

Theo ông Hùng, đầu cơ và người mua nhà thì có tâm lý mua nhà để chờ tăng giá, điều này khiến giá nhà tăng mạnh.

Để bình ổn được thị trường, theo lãnh đạo Bộ Xây dựng cần ổn định tâm lý người mua nhà qua công tác truyền thông. Ngoài ra, để thị trường phát triển bền vững, ông Hùng cho rằng, cần có chính sách đồng bộ về tài khóa, đất đai và tín dụng.

Giá nhà ở Hà Nội tăng cao, Bộ Xây dựng chỉ rõ nguyên nhân - Ảnh 1
Giá nhà ở Hà Nội tăng cao trong thời gian vừa qua.

Liên quan đến vấn đề nói trên, ông Vương Duy Dũng, Phó Cục trưởng Cục quản lý Nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cũng chỉ ra nhiều nguyên nhân dẫn đến việc giá nhà có nhiều biến động mạnh trong thời gian qua.

Cụ thể, là do chi phí đầu vào tăng, đặc biệt là chi phí tiền sử dụng đất, nhân công... Thứ hai là do nguồn cung bất động sản hạn chế. Mặc dù nguồn cung trong quý II đã được cải thiện nhưng cũng không đáng kể. "Khi nguồn  cung hạn chế, giới đầu cơ và môi giới sẽ có tác động kích giá, thổi giá, gây nhiễu loạn thông tin thị trường khiến giá tăng thêm", ông Dũng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư các lĩnh vực khác của nền kinh tế chưa thuận lợi nên nhà đầu tư đổ tiền vào một số phân khúc bất động sản an toàn để đầu tư và giữ tiền. Việc dịch chuyển dòng tiền vào bất động sản cũng khiến giá nhà biến động.

Ngoài ra, ông Dũng cũng cho rằng còn có các nguyên nhân khác đẩy giá nhà tăng thời gian qua.

Để kiểm soát giá nhà, ông Dũng cho hay Bộ Xây dựng đã báo cáo Chính phủ một số giải pháp như: Tiếp tục thực hiện các giải pháp Chính phủ đã đề ra trong thời gian qua và trong nghị quyết 33 về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Thực hiện có hiệu quả 3 luật đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn thi hành để tháo gỡ khó khăn cho thị trường.

Điều chỉnh, chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất, có giải pháp ổn định khi ban hành bảng giá đất, tránh tác động tiêu cực đến thị trường.

Nghiên cứu sửa đổi chính sách thuế liên quan tới thị trường bất động sản, hạn chế đầu cơ, mua đi bán lại bất động sản trong thời gian ngắn. Tình trạng lướt sóng bất động sản thời gian qua cũng ảnh hưởng tới giá bán trên thị trường.

"Giải pháp này (đánh thuế bất động sản) cũng được Bộ Tài chính, các bộ liên quan đồng tình nghiên cứu ban hành chính sách thuế với bất động sản", ông Dũng cho biết thêm.

Tuy nhiên, việc áp thuế với bất động sản theo ông Dũng phải đánh giá kỹ, thấu đáo, toàn diện tác động của giải pháp này vì đây là chính sách mới.

Đánh giá ảnh hưởng tới các đối tượng chịu tác động chính sách thuế bất động sản, trong đó có doanh nghiệp, người dân, người bán, người mua.

Hơn nữa, chính sách phải phù hợp với thông lệ quốc tế và tránh tác động tiêu cực, hoạt động giao dịch bất động sản.

Đề xuất chính sách đánh thuế với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà, đất nhằm hạn chế đầu cơ, mua đi bán lại trong thời gian ngắn để kiếm lời được đưa ra trong bối cảnh giá bất động sản, nhà ở liên tục tăng mạnh từ đầu năm đến nay.

Tuy nhiên việc này đang vấp phải nhiều ý kiến tranh cãi, có ý kiến cho rằng việc đánh thuế bất động sản sẽ làm giảm động lực đầu tư, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển chung, gây ra tâm lý lo ngại, kìm hãm đà phục hồi của thị trường. Bởi bất động sản không chỉ là kênh đầu tư mà còn nơi giữ giá trị tài sản của nhiều hộ gia đình.

Ngoài ra, muốn đánh được thuế tài sản trước mắt cần phải kiểm soát được giao dịch bất động sản. Đến bao giờ vẫn còn tình trạng sang tay nhà đất không qua ngân hàng, sàn giao dịch bất động sản…, việc đánh thuế tài sản là vô cùng khó khăn vì không thể chứng minh được họ có bao nhiêu tài sản để đánh thuế.

Thống kê từ khảo sát và tổng hợp báo cáo của một số tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, Bộ Xây dựng cho biết, giá căn hộ chung cư tăng trung bình khoảng từ tăng 5-6,5% trong quý II và 25% theo năm tùy từng khu vực.

H.A

Bạn đang đọc bài viết Giá nhà ở Hà Nội tăng cao, Bộ Xây dựng chỉ rõ nguyên nhân. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tỉnh Ninh Bình điều động, bổ nhiệm 2 giám đốc Sở
Ông Chu Đức Long, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Ninh Bình được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh. Ông Bùi Xuân Diệu, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Kim Sơn được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình.

Tin mới

Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản quy định tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản về việc đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản theo thẩm quyền quy định chi tiết việc thực hiện Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật.