Thứ năm, 25/04/2024 16:48 (GMT+7)
Chủ nhật, 07/11/2021 07:12 (GMT+7)

Gấu Bắc Cực đang dần mất đi môi trường sống

Theo dõi KTMT trên

Dù gấu Bắc Cực có thể tồn tại ở Nam Cực nhưng chúng sẽ phá hủy sự cân bằng sinh thái, và sự tiếp tục duy trì loài trong thời gian dài sẽ là vô nghĩa.

Gấu Bắc Cực cần gì?

Đầu tiên là lớp băng nổi trên biển. Vì gấu Bắc Cực phải săn hải cẩu trên những lớp băng trôi, do đó, không có băng nổi thì chúng sẽ không thể bắt hải cẩu, vì dù có bơi thì chắc chắn loài gấu này cũng không thể bơi giỏi được bằng hải cẩu.

Tiếp theo là hồ băng. Nếu nước biển bị đóng băng hoàn toàn, hải cẩu sẽ bị ngạt thở cho đến chết vì chúng không tìm được nơi để ngoi lên thở. Gấu Bắc Cực thích môi trường biển một phần đóng băng và một phần là hồ băng vì khi đó chúng có thể "ôm cây đợi thỏ" ở ven hồ băng. Ngoài ra hải cẩu phải tiếp xúc với mặt nước để thở, đồng thời việc sinh sản của chúng cũng phải được thực hiện trên băng.

Gấu Bắc Cực có cần tới mặt đất không? Câu trả lời là không cần thiết. Gấu Bắc Cực không phải là một loài động vật chỉ sống dưới nước, do đó chúng vẫn cần phải lên bờ, nhưng bờ đối với chúng không phải là đất liền, thay vào đó nó là băng biển.

Gấu Bắc Cực đang dần mất đi môi trường sống - Ảnh 1
Gấu Bắc Cực không cần tới mặt đất. (Ảnh minh họa)

Ở một số khu vực, gấu cái sẽ làm tổ trên đất liền khi chúng mang thai, nhưng chủ yếu, ở những khu vực khác, chẳng hạn như khu vực Biển Beaufort, gấu Bắc Cực cái sẽ đào hang và làm tổ trên các tảng băng, điều này cho thấy gấu Bắc Cực hoàn toàn có thể sinh trưởng và phát triển bình thường mà không cần đến bề mặt đất liền.

Đồng thời, ở những vùng biển gần Nam Cực cũng là khu vực môi trường có rất nhiều băng trôi, có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu cơ bản của gấu Bắc Cực, vì vậy gấu Bắc Cực có thể sinh sống ở một phần của Nam Cực.
Khi sống ở Nam Cực, gấu Bắc Cực sẽ gặp phải những vấn đề gì?

Mặc dù gấu Bắc Cực có thể sống sót ở Nam Cực, nhưng Nam Cực có hai đặc điểm hoàn toàn khác với Bắc Cực, điều này vẫn sẽ có ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của gấu Bắc Cực.

Đầu tiên là vị trí đất liền và vùng biển. Bắc Cực là lục địa bao quanh đại dương, còn Nam Cực là đại dương bao quanh lục địa. Môi trường sống của gấu Bắc Cực sẽ hoàn toàn là biển băng. Sự phân bố của chúng ở Bắc Cực có thể nằm ở vùng lân cận của Bắc Cực và có thể tới 88 độ vĩ Bắc.

Khi đến Nam Cực, loài này sẽ không thể sống sót trong nội địa Nam Cực (trên thực tế, Nam Cực nội địa cũng không tồn tại động vật có xương sống), do đó chúng chỉ có thể sống ở vùng ven biển của Nam Cực.

Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng nhiều đến gấu Bắc Cực. Gấu Bắc Cực hiện nay chủ yếu hoạt động gần Vòng Bắc Cực ở Bắc Cực, và chúng trở nên hiếm hơn khi chúng đi về phía bắc. Do các vùng biển ở vĩ độ cao khá khan hiếm thức ăn, biển đóng băng quanh năm nên việc săn mồi của chúng cũng gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai là nhiệt độ. Nhiệt độ ở Nam Cực thấp hơn ở Bắc Cực, và không có dòng hải lưu ấm xung quanh Nam Cực, điều này làm cho nó lạnh hơn. Do đó, gấu Bắc Cực có thể sống ở các vĩ độ thấp hơn ở Nam Cực, ở đâu có biển băng thì ở đó có gấu Bắc Cực.Vĩ độ thấp nhất để gấu Bắc Cực sống ở Bắc Cực là khoảng 52 độ vĩ bắc (Vịnh Hudson).

Nếu chúng ở Nam Cực, chúng sẽ có thể sống ở vĩ độ thấp hơn. Tuy nhiên, một vấn đề mà điều này mang lại là vùng biển Bắc Cực được bao quanh bởi các lục địa và gấu Bắc Cực có thể đổ bộ vào biển băng vào mùa hè; trong khi không có lục địa nào xung quanh vùng biển Nam Cực (chỉ có một số đảo nhỏ), gấu Bắc Cực có thể chỉ đi lên vĩ độ cao hơn do biển băng tan dần. Đây sẽ là yếu tố quan trọng hạn chế sự phát triển của quần thể gấu Bắc Cực ở Nam Cực.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, dù gấu Bắc Cực đang dần mất đi môi trường sống và chúng có thể tồn tại ở Nam Cực nhưng vẫn không có bất kỳ ai hay dự án nào thực hiện việc di cư gấu Bắc Cực để bảo vệ chúng.

Vấn đề thực sự là gì?

Vấn đề thực sự của việc gấu Bắc Cực xâm nhập vào Nam Cực không phải là do bản thân gấu Bắc Cực không thể tồn tại ở đó, mà là sự phá hủy cân bằng sinh thái. Các loài động vật biển có vú ở vùng biển Bắc Cực đã quen với sự tồn tại của gấu Bắc Cực, và hành vi của chúng đã phát triển tập trung vào việc tránh bị gấu Bắc Cực săn đuổi. Ví dụ, hải cẩu đeo vòng, thức ăn chủ yếu của gấu Bắc Cực, chúng sẽ tìm một hang động ẩn náu khi sinh nở, và chúng sẽ thường xuyên xóa dấu vết xung quanh bằng cách đập trên mặt băng để ngăn chặn những kẻ săn mồi.

Tuy nhiên, hải cẩu Weddell ở Nam Cực thì ngược lại, kẻ thù tự nhiên của nó đều ở dưới biển, và nó đã quen với cuộc sống không có kẻ thù tự nhiên nào trên băng.

Nó làm tổ và sinh sản ngay trên bờ mà không có bất kỳ lớp phủ nào trên bề mặt băng, chúng cũng không quan tâm đến các loài động vật di chuyển trên bề mặt băng, và con người thậm chí có thể đi thẳng đến tổ của chúng.

Có thể tưởng tượng rằng nếu gấu Bắc Cực xâm nhập vào Nam Cực, tác động của việc thiếu cảnh giác hải cẩu Weddell sẽ rất thảm khốc. Một sinh vật khác là chim cánh cụt. Chim cánh cụt vào bờ đẻ trứng và có một khu vực làm tổ cố định, đây cũng chính là khu vực mà gấu Bắc Cực có thể tồn tại. Do đó, sự tàn phá hệ sinh thái của gấu Bắc Cực khi sinh sống ở Nam Cực là điều hiển nhiên.

Trong lịch sử, loài auk lớn, được biết đến với cái tên "Chim cánh cụt Bắc Cực", đã phải chịu đựng sự tác động của loài gấu Bắc Cực. Đặc biệt là sau thế kỷ 15, khi Trái Đất bước vào một thời kỳ băng hà nhỏ, gấu Bắc Cực đã mở rộng phạm vi phân bố về phía nam.

Mặc dù nguyên nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng của loài auk lớn là do con người giết hại bừa bãi, nhưng một số chuyên gia tin rằng gấu Bắc Cực cũng đóng một vai trò trong việc tạo ra sự tuyệt chủng này.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Gấu Bắc Cực đang dần mất đi môi trường sống. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hiến giọt máu đào, trao đời sự sống
Đây là chủ đề của chương trình hiến máu tình nguyện, được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức ngày 24/4.