Thứ sáu, 22/11/2024 07:43 (GMT+7)
Thứ ba, 23/04/2024 18:41 (GMT+7)

Gần 700 tấn dụng cụ đánh bắt cá cũ được trục vớt lên từ đáy đại dương, tin nổi không?

Theo dõi KTMT trên

Đây là con số kinh hoàng mà chính phủ Canada đã công bố về ngư cụ ma - những dụng cụ đánh bắt cá cũ bị vứt bỏ hoặc đánh rơi kể từ năm 2022.

Canada đã từng chịu thiệt hại nặng nề về người và kinh tế khi cơn bão Fiona từ Đại Tây Dương mạnh cấp 4 càn quét vào năm 2022. Sau cơn bão, hàng trăm nghìn tấn ngư cụ - tức dụng cụ đánh bắt cá của người dân đã bị cuốn trôi và chìm xuống đáy đại dương kể từ đó.

Những ngư cụ này phần lớn được làm từ chất liệu như lưới đánh cá, dây thừng... Chúng được mệnh danh là "vật thể ma" của đại dương và có mối đe dọa nghiêm trọng tới sự sống của các sinh vật biển và san hô, đặc biệt là các loài động vật biển có vú. Khi sinh vật biển bị vướng vào những dụng cụ ma ở dưới biển, chúng sẽ bị đau đớn và chết từ từ do ngạt thở. Không chỉ vậy, những dụng cụ này còn làm mất một lượng lớn cá biển có giá trị thương mại, từ đó làm suy yếu tính chất bền vững của nghề đánh bắt cá.

Gần 700 tấn dụng cụ đánh bắt cá cũ được trục vớt lên từ đáy đại dương, tin nổi không? - Ảnh 1
Những ngư cụ ma nằm rải rác khắp đáy đại dương.
Gần 700 tấn dụng cụ đánh bắt cá cũ được trục vớt lên từ đáy đại dương, tin nổi không? - Ảnh 2
Canada bị cơn bão Fiona càn quét năm 2022, để lại thiệt hại nặng nề về người và kinh tế.

Trong bài phát biểu vào ngày 22/4 vừa qua, Bộ trưởng Thủy sản Canada - bà Diane Lebouthillier cho biết, chính phủ Canada đã hỗ trợ chi trả phí trục vớt và dọn dẹp 695 tấn ngư cụ bị rơi xuống vùng biển nước này trên Đại Tây Dương kể từ sau cơn bão Fiona tấn công vào năm 2022. Được biết, số tiền này xuất phát từ quỹ 30 triệu CAD (tương đương 21,89 triệu USD) được thành lập sau cơn bão Fiona.

Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung trục vớt và thu dọn từ phía chính phủ vẫn là chưa đủ. Bộ Thủy sản Canada đang đề xuất triển khai kế hoạch ngăn chặn thất lạc ngư cụ trong tương lai. Về phía ngư dân thương mại, nếu làm mất hay thất lạc ngư cụ phải báo cho cơ quan thủy sản liên bang để chính quyền nắm bắt được tình hình và có kế hoạch xử lý phù hợp. Bà Ingrid Giskes, Giám đốc Cấp cao của Sáng kiến Ngư cụ ma Toàn cầu (Global Ghost Gear Initiative - GGGI), một tổ chức phi chính phủ quốc tế chuyên về bảo tồn biển nhận định, ngư cụ ma bị thất lạ hoặc bỏ đi là một loại ô nhiễm nhựa nguy hiểm nhất trong đại dương. Về bản chất, chúng là dụng cụ để con người đánh bắt sinh vật biển nhưng cũng vô tình trở thành "sát thủ vô hình" giết chết sinh vật biển.

Gần 700 tấn dụng cụ đánh bắt cá cũ được trục vớt lên từ đáy đại dương, tin nổi không? - Ảnh 3
Chú hải cẩu kêu cứu vì mắc vào những dụng cụ đánh bắt bị vứt trên biển.
Gần 700 tấn dụng cụ đánh bắt cá cũ được trục vớt lên từ đáy đại dương, tin nổi không? - Ảnh 4
Một con cá voi lưng gù chết vì vướng vào ngư cụ ma.

Theo: Reteurs

Gia Tuệ

Bạn đang đọc bài viết Gần 700 tấn dụng cụ đánh bắt cá cũ được trục vớt lên từ đáy đại dương, tin nổi không?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới

Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản quy định tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản về việc đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản theo thẩm quyền quy định chi tiết việc thực hiện Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật.