Thứ ba, 23/04/2024 14:24 (GMT+7)
Thứ sáu, 29/07/2022 11:55 (GMT+7)

Gần 19.700 tỷ đồng giải ngân cho dự án giao thông

Theo dõi KTMT trên

Tại cuộc họp giao ban Bộ Giao thông vận tải tháng 7/2022 diễn ra sáng 29/7 tại Hà Nội, ông Nguyễn Trí Đức, Chánh Văn phòng Bộ Giao thông Vận tải cho biết, năm 2022, kế hoạch vốn Bộ Giao thông vận tải được Thủ tướng Chính phủ giao là hơn 50.300 tỷ đồng.

Theo như dự kiến Bộ GTVT sẽ giải ngân được gần 19.700 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt hơn 39% kế hoạch được giao đến hết tháng 7/2022.

Đến nay, Bộ GTVT đã giao chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2022 cho các chủ đầu tư, ban QLDA qua 4 đợt với tổng số 45.343 tỷ đồng, đạt 90,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Gần 19.700 tỷ đồng giải ngân cho dự án giao thông - Ảnh 1
Dự kiến đến hết tháng 7/2022, Bộ GTVT sẽ giải ngân được gần 19.700 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt hơn 39% kế hoạch được giao. (Ảnh minh họa)

“Theo số liệu báo cáo các chủ đầu tư, ban QLDA, dự kiến trong tháng 7/2022, Bộ GTVT sẽ giải ngân khoảng 2.800 tỷ đồng. Lũy kế hết tháng 7/2022, khối lượng giải ngân đạt 19.664 tỷ đồng, đạt 45,5% kế hoạch đã giao chi tiết và đạt 39,1% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao. Con số giải ngân của Bộ GTVT cao hơn so với bình quân chung cả nước (34,5%).

Ông Đức thông tin: Các dự án ODA trong đó giải ngân 2.586 tỷ đồng, cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 giải ngân 7.657 tỷ đồng, cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 giải ngân 194 tỷ đồng; Các dự án quan trọng cấp bách giải ngân 1.792 tỷ đồng; Các dự án thu hồi ứng trước kế hoạch giải ngân 2.863 tỷ đồng; Trả nợ các dự án BT là 1.144 tỷ đồng”.

Thông tin cho biết, trong 7 tháng đầu năm, một số đơn vị được đánh giá có kết quả giải ngân tốt, gồm: Ban QLDA Thăng Long giải ngân 3.924 tỷ đồng (57,1%), vượt 315 tỷ đồng so với kế hoạch; Ban QLDA Đường sắt giải ngân 1.022 tỷ đồng (53,3%), vượt 24 tỷ đồng; Ban QLDA Đường thủy giải ngân 520 tỷ đồng (51,6%), vượt 24 tỷ đồng; Ban QLDA 85 giải ngân 681 tỷ đồng (50,1%), vượt 63 tỷ đồng; Ban QLDA 7 giải ngân 2.264 tỷ đồng (42,9%), vượt 216 tỷ đồng.

Các Sở GTVT có kết quả giải ngân tốt như: Sở GTVT Kon Tum giải ngân 193 tỷ đồng (76,92%), vượt 60 tỷ đồng; Sở GTVT Phú Yên giải ngân 28 tỷ đồng (67,53%), vượt 28 tỷ đồng; Sở GTVT Hà Giang giải ngân 168 tỷ đồng (54,78%), vượt 40 tỷ đồng.

Cùng với các đơn vị có kết quả giải ngân tích cực, nhiều đơn vị có kết quả giải ngân vẫn chưa được như kỳ vọng, điển hỉnh là: Ban QLDA Hàng hải giải ngân 772 tỷ đồng (51,9%), chậm 23 tỷ đồng; Ban QLDA đường Hồ Chí Minh giải ngân 2.016 tỷ đồng (47%), chậm 230 tỷ đồng; Ban QLDA Mỹ Thuận giải ngân 1.539 tỷ đồng (41,6%), chậm 799 tỷ đồng; Ban QLDA 6 giải ngân 1.671 tỷ đồng (41,6%), chậm 137 tỷ đồng; Ban QLDA 2 giải ngân 1.379 tỷ đồng (40,6%), chậm 109 tỷ đồng; Ban CTGT và NNPTNT Đắk Lắk giải ngân 245tỷ đồng (32,7%), chậm 241 tỷ đồng; Sở GTVT Thái Bình giải ngân 74 tỷ đồng (21,2%), chậm 36 tỷ đồng so với kế hoạch.

Kết quả giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2022, tính đến ngày 30/6, tỷ lệ giải ngân của 17 bộ, cơ quan Trung ương thuộc Tổ công tác số 3 đạt khoảng 1.585 tỷ đồng, đạt 8,77% kế hoạch, thấp hơn mức bình quân chung của của cả nước 27,86%; hai đơn vị chưa giải ngân được vốn kế hoạch (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam), 1 đơn vị giải ngân được trên 20% (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam).

Tính đến 22/7, tỉnh Cao Bằng giải ngân đạt 20,1%, dự kiến đến 30/9 ước đạt 45,1%, đến 31/1/2023 ước đạt 80,3% kế hoạch do vướng mắc dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh; tỉnh Bắc Kạn giải ngân đạt 22,2%, dự kiến đến 30/9 ước đạt 60% và đến 31/1/2023 ước đạt 100% kế hoạch.

Bùi Hằng

Bạn đang đọc bài viết Gần 19.700 tỷ đồng giải ngân cho dự án giao thông. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới