Thứ sáu, 29/03/2024 05:36 (GMT+7)
Thứ sáu, 07/10/2022 07:20 (GMT+7)

Gần 100.000 người nhận lương hưu thấp hơn lương tối thiểu

Theo dõi KTMT trên

Khi người lao động nghỉ hưu có tiền lương hưu thấp, sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Gần 100.000 người nghỉ hưu tại TP.HCM đang nhận lương hưu thấp hơn tiền lương tối thiểu vùng, thậm chí còn dưới mức so với chuẩn nghèo ở đô thị.

Người nhận lương hưu dưới chuẩn nghèo đô thị trên 4.000

Có đến 4.054 người có mức lương hưu từ trên 1 triệu đồng đến dưới 2 triệu đồng/tháng; 15.607 người có mức lương hưu từ trên 2 triệu đến dưới 3 triệu đồng/tháng; hơn 35.000 lương hưu từ trên 3-4 triệu đồng; 51.255 người có mức lương từ trên 4-5 triệu đồng.

Nguyên nhân là do hầu hết đơn vị, doanh nghiệp nơi các lao động trên từng làm việc chỉ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động bằng tiền lương cơ bản cao hơn so với lương tối thiểu vùng một chút.

Gần 100.000 người nhận lương hưu thấp hơn lương tối thiểu - Ảnh 1

Gần 100.000 người nghỉ hưu tại TP.HCM đang nhận lương hưu thấp hơn tiền lương tối thiểu vùng. (Ảnh minh họa)

Khi người lao động nghỉ hưu có tiền lương hưu thấp, sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống và có thể trở thành gánh nặng cho xã hội.

Theo Luật sư Nguyễn Hữu Học, Đoàn luật sư TP.HCM cho biết: "Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, người tham gia bảo hiểm xã hội theo tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì mức lương hưu được tính bình quân cho cả quá trình đóng bảo hiểm xã hội. Những người nghỉ hưu sớm do suy giảm khả năng lao động bị trừ mỗi năm 2% lương hưu".

Do đó, luật sư Học kiến nghị: "Nên chăng Nhà nước cần sửa các quy định của pháp luật để người lao động được đóng bảo hiểm xã hội cao hơn, khi nghỉ hưu có được khoản tiền đảm bảo cuộc sống lúc đã hết khả năng lao động".

Ông Nguyễn Quốc Thanh, Phó Giám đốc BHXH TP.HCM cho biết, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất chỉ đóng BHXH cho NLĐ bằng tiền lương cơ bản cao hơn so với lương tối thiểu vùng một chút. Do đó, khi người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu thì có tiền lương hưu thấp, sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống và có thể trở thành gánh nặng cho xã hội.

Luật sư Nguyễn Hữu Học - Đoàn luật sư TP.HCM - phân tích: Theo quy định của Luật BHXH hiện hành, người tham gia BHXH theo tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì mức lương hưu được tính bình quân cho cả quá trình đóng BHXH. Những người nghỉ hưu sớm do suy giảm khả năng lao động bị trừ mỗi năm 2% lương hưu. “Nên chăng Nhà nước cần sửa các quy định của pháp luật để NLĐ được đóng BHXH cao hơn, khi nghỉ hưu có được khoản tiền đảm bảo cuộc sống lúc đã hết khả năng lao động”, luật sư Học kiến nghị.

Đóng bảo hiểm xã hội 35 năm, nhận lương hưu tối đa bao nhiêu?

Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 1/1/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

2. Từ ngày 1/1/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và Điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 6 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

4. Mức lương hưu hằng tháng của lao động nữ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau: đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này. Từ đủ 16 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.

5. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này bằng mức lương cơ sở, trừ trường hợp quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 54 của Luật này.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Người đã có 35 năm đóng bảo hiểm xã hội, phần trăm lương hưu được tính như sau: 15 năm đầu tính là 45%;

Từ năm thứ 16 đến năm thứ 35 là 20 năm: 2% x 20 = 40%.

Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng là 45% + 40%= 85% > 75% nên tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ là 75%.

Huyền Diệu

Bạn đang đọc bài viết Gần 100.000 người nhận lương hưu thấp hơn lương tối thiểu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công
Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.