Thứ bảy, 23/11/2024 00:40 (GMT+7)
Chủ nhật, 23/08/2020 07:15 (GMT+7)

Động vật tuyệt chủng do biến đổi khí hậu

Theo dõi KTMT trên

Sự tuyệt chủng của các loài động vật lớn sống trên Trái đất trong thời đại Pleistocene như voi ma mút lông cừu, sư tử hang và tê giác lông cừu thường được cho là do sự săn bắn quá mức của con người. Nhưng một nghiên cứu mới công bố ngày 13/8 trên tạp chí Current Biology cho rằng, sự tuyệt chủng của nhiều loài, trong đó có tê giác lông cừu còn vì nguyên nhân khác: biến đổi khí hậu.

Bằng cách giải trình DNA cổ đại của 14 loài động vật ăn cỏ này, các nhà nghiên cứu nhận thấy quần thể tê giác lông cừu vẫn ổn định và đa dạng cho đến chỉ vài nghìn năm trước khi nó biến mất khỏi Siberia - khi nhiệt độ trái đất đã tăng quá cao đối với các loài thích nghi với thời tiết lạnh.

Động vật tuyệt chủng do biến đổi khí hậu - Ảnh 1

Tác giả Love Dalén, Giáo sư về di truyền học tiến hóa tại Trung tâm Di truyền Cổ sinh, thuộc Đại học Stockholm và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển cho biết: “Ban đầu người ta cho rằng con người xuất hiện ở đông bắc Siberia cách đây 14 hoặc 15.000 năm, cũng là khoảng thời gian loài tê giác lông cừu tuyệt chủng. Nhưng gần đây, có một số khám phá về các địa điểm cư trú lâu đời hơn của con người, từ khoảng 30.000 năm trước. Vì vậy, sự suy giảm và tuyệt chủng của tê giác lông cừu không trùng khớp với sự xuất hiện lần đầu tiên của con người trong khu vực đó”.

Để tìm hiểu về kích thước và sự ổn định của quần thể tê giác lông cừu ở Siberia, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu DNA từ các mẫu mô, xương và tóc của 14 cá thể.

“Chúng tôi giải mã một bộ gen hoàn chỉnh để nhìn lại thời gian và ước tính kích thước quần thể” - đồng tác giả nghiên cứu - Edana Lord, một nghiên cứu sinh tại Trung tâm Di truyền Cổ sinh nói.

Bằng cách xem xét tính dị hợp tử hay sự đa dạng di truyền của các bộ gen này, các nhà nghiên cứu có thể ước tính các quần thể tê giác lông cừu trong hàng chục nghìn năm, trước khi chúng tuyệt chủng.

Chúng tôi đã kiểm tra những thay đổi về quy mô dân số và giao phối cận huyết, nhận thấy rằng sau khi gia tăng quy mô dân số vào đầu thời kỳ lạnh giá cách đây 29.000 năm, quy mô quần thể tê giác lông cừu vẫn không đổi và tại thời điểm này, tỷ lệ giao phối cận huyết là thấp". Nicolas Dussex

Nicolas Dussex, một nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Trung tâm Di truyền Cổ sinh cho biết: “Chúng tôi đã kiểm tra những thay đổi về quy mô dân số và giao phối cận huyết, nhận thấy rằng sau khi gia tăng quy mô dân số vào đầu thời kỳ lạnh giá cách đây 29.000 năm, quy mô quần thể tê giác lông cừu vẫn không đổi và tại thời điểm này, tỷ lệ giao phối cận huyết là thấp.”

Sự ổn định này kéo dài cho đến sau khi con người bắt đầu sống ở Siberia, trái ngược với sự suy giảm có thể xảy ra nếu tê giác lông cừu tuyệt chủng do săn bắn.

“Chúng tôi thực sự không thấy sự suy giảm về quy mô dân số sau 29.000 năm trước. Dữ liệu mà chúng tôi xem xét chỉ tính đến 18.500 năm trước, tức là khoảng 4.500 năm trước khi chúng tuyệt chủng, có nghĩa là chúng đã suy giảm đôi chút trong khoảng cách đó”, Lord nói. Dữ liệu DNA cũng tiết lộ đột biến gen giúp tê giác lông cừu thích nghi với thời tiết lạnh hơn. Một trong những đột biến này là một loại thụ thể trên da giúp chúng cảm nhận nhiệt độ ấm và lạnh, cũng đã được tìm thấy ở voi ma mút lông cừu. Điều này có thể kết luận tê giác lông cừu có thể bị suy giảm do sức nóng của một thời kỳ ấm lên ngắn, trùng với sự tuyệt chủng của chúng vào cuối kỷ kỷ băng hà cuối cùng.

Các nhà nghiên cứu cũng đang xem xét các loài động vật lớn khác sống trên Trái đất trong thời đại Pleistocene thích nghi với giá lạnh để xem khi khí hậu ấm lên, không ổn định còn có những tác động nào đến động vật.

“Điều chúng tôi muốn làm là cố gắng lấy thêm trình tự bộ gen từ những con tê giác có tuổi đời từ 18 - 14.000 năm tuổi, vì đến một lúc nào đó, chắc chắn loài động vật đó sẽ suy giảm. Chúng tôi biết khí hậu đã thay đổi rất nhiều, tác động đến cả con người lẫn động thực vật, nhưng câu hỏi đặt ra là: các loài động vật khác nhau đã bị ảnh hưởng khác nhau như thế nào, hay chúng có điểm gì chung?”, Dalén nói.

Phương Ly

Bạn đang đọc bài viết Động vật tuyệt chủng do biến đổi khí hậu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới