Thứ sáu, 22/11/2024 23:09 (GMT+7)
Thứ năm, 18/02/2021 06:15 (GMT+7)

Động vật đang nhỏ đi vì biến đổi khí hậu

Theo dõi KTMT trên

Các nhà khoa học lo ngại nhiệt độ toàn cầu tăng và các hình thái thời tiết thay đổi đã làm ảnh hưởng tới sự phát triển của nhiều loài sinh vật trên Trái Đất.

Theo nghiên cứu của tiến sĩ David Bickford và Jennifer Sheridan, thuộc trường đại học Quốc gia Singapore, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 1 độ C trong vòng một thập kỷ vừa qua và các chuyên gia thời tiết dự đoán nhiệt độ sẽ tăng thêm 7 độ C vào năm 2100.

Các nhà khoa học lo ngại nhiệt độ toàn cầu tăng và các hình thái thời tiết thay đổi đã làm ảnh hưởng tới sự phát triển của nhiều loài sinh vật trên Trái Đất. Sự thay đổi này có thể ảnh hưởng tới dân số của loài người tăng nhanh, với các nguồn thực phẩm như cá đang bị thu nhỏ về kích cỡ và các loại rau quả ngày càng nhỏ và ít dinh dưỡng.

Động vật đang nhỏ đi vì biến đổi khí hậu - Ảnh 1
Biến đổi khí hậu khiến gấu Bắc cực đang nhỏ lại. (Ảnh: Internet)

Trong thế kỷ vừa qua, những loài động vật như ếch, rùa, chim sẻ, cừu và hươu châu Âu tất cả đã bắt đầu giảm về kích cỡ cơ thể. Trong khi đó, băng tan nhanh khiến gấu Bắc cực ngày càng nhỏ lại, theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Climate Change.

Cụ thể, nhóm nghiên cứu cảnh báo rằng khi nhiệt độ tăng thêm 1 độ C, kích cỡ của các loài thực vật sẽ giảm từ 3 đến 17%, trong khi, kích cỡ của các loài cá sẽ giảm từ 6 - 22%. Những loài sinh vật không có khả năng thích nghi nhanh chóng với hiện tượng biến đổi khí hậu sẽ đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Kích cỡ của các sinh vật bị thu nhỏ khiến nguồn cung cấp thực phẩm bị suy giảm. Điều này đồng nghĩa rằng những loài động vật đầu bảng thức ăn (hay ở đỉnh chuỗi của thức ăn); bao gồm loài người, cũng sẽ trở nên nhỏ hơn, sinh sản ít hơn và dễ bị mắc bệnh.

Đây không phải là lần đầu tiên có nghiên cứu cho thấy, biến đổi khí hậu tác động đến quá trình phát triển của động vật. Trước đó, theo hãng tin Reuters, các nhà nghiên cứu kết luận rằng khí hậu ấm lên đã khiến kích thước của một số loài chim nhất định ở Bắc Mỹ, và có lẽ trên khắp thế giới, nhỏ dần đi.

Nhóm nghiên cứu dựa vào hiện tượng được gọi là Quy luật Bergmann, theo đó các cá nhân trong một loài có khuynh hướng nhỏ đi ở các vùng ấm hơn và to hơn ở vùng lạnh hơn với nguyên do được cho là các loài trở nên nhỏ đi theo thời gian vì nhiệt độ tăng.

Nghiên cứu tập trung vào 52 loài, hầu hết là những loài chim biết hót như chim sẻ, chim chích và chim hét (hoét), vốn sinh ra ở vùng có khí hậu lạnh ở Bắc Mỹ và thường sống tại các khu vực ở nam Chicago trong mùa đông.

Gần 40 năm qua, kích thước cơ thể của cả 52 loài chim trong nghiên cứu đều giảm đi. Trọng lượng cơ thể trung bình của chúng giảm khoảng 2,6%. Chiều dài xương chân cũng nhỏ đi khoảng 2,4%. Sải cánh tăng 1,3% với khả năng để các loài này có thể tiếp tục thực hiện các cuộc di trú đường dài với cơ thể nhỏ hơn.

"Nói cách khác, biến đổi khí hậu dường như đã làm thay đổi kích thước và hình dạng của những loài chim này" - trưởng nhóm nghiên cứu và là nhà sinh học của ĐH Michigan, ông Brian Weeks nói.

Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu thường được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu, mà hậu quả nhãn tiền của nó là hệ sinh thái bị phá hủy, mất đa dạng sinh học, ảnh hưởng kinh tế, dịch bệnh, hạn hán hay bão lụt, núi băng và sông băng đang bị “teo nhỏ”, hiệu ứng nhà kính, mực nước biển dâng…

Biến đổi khí hậu còn đe dọa sự sống còn của các loài vật, nếu Trái Đất tiếp tục nóng lên, gần 8% loài vật trên toàn thế giới có nguy cơ tuyệt chủng, theo nghiên cứu được Trường ĐH Connecticut (Mỹ) công bố vào năm 2015. Úc, New Zealand và Nam Mỹ bị cảnh báo là những nơi chịu rủi ro cao nhất.

Theo đài CNN (Mỹ), Bramble Cay melomys từng sống tại một hòn đảo nhỏ nằm trên rạn san hô Great Barrier tọa lạc ở eo biển Torres, giữa bang Queensland - Úc và Papua New Guinea, với hàng trăm cá thể vào những năm 1970. Tuy nhiên, số lượng của loài gặm nhấm màu nâu này sụt giảm nhanh chóng đến mức bị chính quyền bang Queensland liệt vào danh sách có nguy cơ bị tuyệt chủng vào năm 1992.

Trong gần 10 năm trở lại đây, loài vật này không còn được nhìn thấy và bị liệt vào danh sách "tuyệt chủng" sau khi hàng loạt nỗ lực bảo tồn thất bại, theo báo cáo được Trường ĐH Queensland (Úc) công bố vào năm 2016.

Báo cáo này khẳng định Bramble Cay melomys tuyệt chủng do nhiệt độ và mực nước biển liên tục tăng trong hơn một thập kỷ, khiến môi trường sống của chúng bị thu hẹp đáng kể. "Biến đổi khí hậu do con người gây ra là nguyên nhân gốc rễ khiến Bramble Cay melomys tuyệt chủng" - báo cáo kết luận.

Nhật Hạ

Bạn đang đọc bài viết Động vật đang nhỏ đi vì biến đổi khí hậu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới