Thứ sáu, 26/04/2024 00:00 (GMT+7)
Thứ tư, 08/09/2021 11:45 (GMT+7)

Độc đáo mô hình tạo ra nước ngọt từ công nghệ vòm mặt trời

Theo dõi KTMT trên

Trái Đất được bao phủ bởi 71% là nước, nhưng chỉ 3% trong số đó là nước ngọt. Việc khử mặn hiệu quả nước biển ở quy mô lớn rõ ràng sẽ là một thành tựu thay đổi thế giới.

Theo Liên Hợp Quốc, hơn 40% dân số thế giới đang đối mặt với tình trạng thiếu nước. Hơn 700 triệu người trên khắp hành tinh không được dùng nước sạch và hơn 1,7 tỉ người sống ở lưu vực sông cần nguồn nước sạch bổ sung. 

Mới đây, Công ty Solar Water PLC ở London (Anh) vừa ký thỏa thuận với Chính phủ Arab Saudi theo dự án công nghệ sạch NEOM trị giá 500 tỉ USD. Với công nghệ này, các nhà khoa học kỳ vọng sẽ mang lại một nguồn nước sạch hơn, chi phí rẻ và thân thiện với môi trường. 

Độc đáo mô hình tạo ra nước ngọt từ công nghệ vòm mặt trời - Ảnh 1
Thiết kế của nhà máy vòm mặt trời. (Ảnh: Interesting Engineering)

Theo đó, Solar Water sẽ xây dựng nhà máy khử mặn đầu tiên trang bị công nghệ vòm mặt trời ở phía Tây Bắc nước này, dự kiến hoàn thành trong năm 2021.

Theo David Reavley, Giám đốc điều hành Solar Water cho hay: “Về cơ bản nhà máy sẽ giống một chiếc nồi thép chôn dưới lòng đất với mái vòm bao phủ". Vòm kính, một dạng của công nghệ năng lượng mặt trời tập trung (CSP) được bao quanh bởi những kính định nhật hướng bức xạ mặt trời vào trung tâm. Hơi nóng truyền tới nước biển bên trong vòm, khiến nước biển bay hơi và ngưng tụ lại thành nước ngọt. Nhà máy vòm mặt trời không sử dụng sợi gây ô nhiễm thường dùng trong công nghệ khử mặn thẩm thấu ngược. Reavley cũng cho biết, nhà máy sẽ có chi phí rẻ và tốc độ xây dựng nhanh, đồng thời không thải khí carbon, giảm thiểu lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường.

Độc đáo mô hình tạo ra nước ngọt từ công nghệ vòm mặt trời - Ảnh 2
Thiết kế nhà máy như một chiếc nồi thép chôn dưới lòng đất với mái vòm bao phủ.

Tuy nhiên, hiệu quả của công nghệ CSP chưa được xác định rõ. Vào năm 2019, một nghiên cứu đã chỉ ra rất ít bằng chứng cho thấy công nghệ có thể triển khai hiệu quả ở quy mô lớn. Vì vậy, nếu Solar Water đạt mục tiêu, họ có thể chứng minh tính khả thi của công nghệ khử mặn mới không cần tiêu thụ lượng điện khổng lồ và dùng hóa chất gây ô nhiễm.

Được biết, Solar Water không phải công ty duy nhất cung cấp dịch vụ khử mặn nước biển ở quy mô rộng. Chẳng hạn, Climate Fund Manager và Solar Water Solutions cũng đang lắp đặt 200 cụm thiết bị khử mặn ở quận Kitui County, Kenya với mục tiêu lâu dài là cung cấp nước sạch cho 400.000 người vào năm 2023.

Hơn nữa, những giải pháp như vòm năng lượng mặt trời của Solar Water đặc biệt quan trọng ở vùng Trung Đông, nơi có nhiều khu vực ít mưa và thiếu nước ngọt trầm trọng. Bên cạnh đó, một thí nghiệm khác gần đây đã chứng kiến ​​"máy bay không người lái tạo mưa" được triển khai ở Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). 

Với khí hậu sa mạc khắc nghiệt cùng với lượng mưa trung bình chỉ 100 mm mỗi năm, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất cần nhiều giải pháp để có thể tạo mưa. Ý tưởng mới lạ này liên quan đến việc phóng máy bay không người lái tích điện vào các đám mây. Cho đến nay, các dự án tạo mưa nhân tạo ở UAE tăng cường mưa cho những khu vực miền núi phía Đông Bắc đất nước, nơi những đám mây tập trung vào mùa hè.

Lan Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Độc đáo mô hình tạo ra nước ngọt từ công nghệ vòm mặt trời. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong cảnh báo sớm thiên tai
Bộ Tài nguyên và Môi trường đặt mục tiêu nâng cao độ tin cậy dự báo khí tượng thủy văn hàng ngày trong điều kiện thời tiết bình thường. Đáng chú ý sẽ nâng cao độ tin cậy dự báo khí tượng thủy văn bằng ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Việt Nam quyết tâm sản xuất hydrogen xanh
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định số 165/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tin mới

Hiến giọt máu đào, trao đời sự sống
Đây là chủ đề của chương trình hiến máu tình nguyện, được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức ngày 24/4.