Thứ năm, 21/11/2024 19:43 (GMT+7)
Thứ ba, 27/02/2024 18:54 (GMT+7)

Doanh nghiệp nợ thuế tài nguyên môi trường, cần quy rõ trách nhiệm

Theo dõi KTMT trên

Mới đây Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã thông tin về các đơn vị tại nhiều địa phương còn nợ thuế Tài nguyên môi trường và phí Bảo vệ môi trường trên 150 tỉ đồng. Tiền ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường do 10 tỉnh chưa nộp gần 120 tỉ đồng.

Theo thông tin từ Kiểm toán Nhà nước (KTNN) hiện nay có nhiều đơn vị tại nhiều địa phương còn nợ thuế Tài nguyên môi trường. Mặc dù vậy chưa có trường hợp tổ chức, cá nhân nào bị xử phạt khi không thực hiện ký quỹ hoặc ký quỹ không đầy đủ kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định.

Doanh nghiệp nợ thuế tài nguyên môi trường, cần quy rõ trách nhiệm - Ảnh 1
Doanh nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản.

Về phía Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, KTNN cho rằng, cơ quan này cũng chưa ban hành quyết định xử phạt đối với các hành vi vi phạm thuộc trường hợp xử phạt cảnh cáo. Chưa xác định tiền tương đương với giá trị khoáng sản đã tiêu thụ cần phải tịch thu theo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 138 ngày 26/2/2021.

Đến thời điểm kết thúc kiểm toán, các hành vi vi phạm của các đơn vị do đoàn thanh tra của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản phát hiện tại các tỉnh cũng vẫn chưa được xử lý.

Cũng trong khuôn khổ cuộc kiểm toán này, KTNN cũng chỉ rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước như: Cơ quan tham mưu tỉnh Thái Nguyên chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong quá trình luân chuyển, đề xuất xử lý dẫn đến việc không ban hành quyết định xử phạt do hết thời hạn; chưa thực hiện đầy đủ các quy định của UBND tỉnh, cũng như chưa thực hiện đầy đủ chức năng tham mưu theo quy định.

Trong khi đó, tại tỉnh Bình Định, cơ quan tham mưu ban hành kế hoạch kiểm tra và thực hiện kế hoạch kiểm tra không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và chưa kịp thời báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo đơn vị có thẩm quyền xử lý kịp thời các sai sót, tồn tại của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản được phát hiện qua kiểm tra.

Doanh nghiệp nợ thuế tài nguyên môi trường, cần quy rõ trách nhiệm - Ảnh 2
Các xe chờ lấy hàng tại các mỏ khai thác đá.

Tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, cơ quan tham mưu thực hiện nhiệm vụ “Tiếp nhận, chủ trì thẩm định hồ sơ, tổ chức tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, trình UBND tỉnh phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp theo thẩm quyền trong Khu kinh tế” khi chưa được UBND tỉnh giao nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, Cục Thuế tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định gia hạn thời gian kiểm tra tại Quyết định số 942 ngày 25/6/2021 chậm 14 ngày so với quy định, quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty khai thác khoáng sản nhưng không đúng mức phạt quy định.

Cục Thuế tỉnh Hà Giang không phát hiện ra sai sót của Hợp tác xã Sơn Hải đã thực hiện khai thác cát từ năm 2017 - lúc chưa được cấp phép - với sản lượng kê khai theo quyết toán phí Bảo vệ môi trường là 5.722m3 cát.

Vấn đề này cho thấy chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong quản lý tài nguyên khoáng sản, nhất là sự phối hợp giữa Cục Thuế và Sở Tài nguyên và Môi trường tại các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Cao Bằng, Phú Thọ, Bình Định, Bình Phước, Hà Giang, Thái Bình.

Chính vì sự phối hợp thiếu chặt chẽ nên Tổng cục Địa chất và Khoáng sản không lập được báo cáo tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản trên phạm vi cả nước theo đúng quy định. Do đó, KTNN yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chấn chỉnh công tác này.

Doanh nghiệp nợ thuế tài nguyên môi trường, cần quy rõ trách nhiệm - Ảnh 3
Do ô nhiễm môi trường người dân ngăn đường phản đối.

Việc doanh nghiệp tham gia khai thác tài nguyên khoáng sản nợ thuế tài nguyên môi trường, quỹ cải tạo phục hồi môi trường với số tiền lên đến hàng trăm tỉ đồng. Vấn đề này không chỉ làm thất thu nguồn ngân sách nhà nước mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác bảo vệ, phục hồi môi trường nhất là những khu vực đang được cáp quyền khai thác.

Luật sư Phan Văn Tú (Văn phòng Luật sư Nhật Bình - Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết: Khoáng sản là tài nguyên quốc gia, tuy nhiên, việc quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản ở một số địa phương vẫn còn có sự lỏng lẻo. Việc khai thác không tuân thủ các quy định của pháp luật về tài nguyên khoáng sản không chỉ làm thất thu nguồn ngân sách nhà nước. Hành vi này còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Chính vì thế, ngành chức năng ở các địa phương cần nâng cao hơn nữa vài trò quản lý nhà nước trong hoạt động khai thác khoáng sản, đồng thời cần quy rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước được giao nhiệm vụ. Đối với những đơn vị có hành vi vi phạm thì cần phải xử lý nghiêm để răn đe, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật.

Kiên Giang

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp nợ thuế tài nguyên môi trường, cần quy rõ trách nhiệm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới

Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản quy định tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản về việc đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản theo thẩm quyền quy định chi tiết việc thực hiện Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật.